Nửa đời còn lại, muốn an nhiên hãy học cách im lặng đúng lúc

Mỗi người không chỉ cần học cách nói lời hay ý đẹp mà còn cần học cách im lặng đúng lúc. Người biết lên tiếng đúng lúc, im lặng đúng lúc là người nhất định sẽ thành công trong sự nghiệp, an nhiên trong cuộc sống.

Loan Nguyễn
14:18 17/05/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao chúng ta nên học cách im lặng?

Để khuyên bảo mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, ông cha ta có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hay câu nói rất ý nghĩa về sự im lặng: "Con người chỉ mất 2 năm để học nói, nhưng phải mất cả đời để học cách im lặng".

Im lặng không có nghĩa là bạn không nói gì khi ai đó đang trò chuyện với bạn. Im lặng cũng không phải trạng thái thụ động, dửng dưng với mọi thứ xung quanh. Im lặng ở đây chính là sự bình tĩnh để cảm nhận nhiều hơn về sự việc, hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra bất kỳ phán xét nào.

hoc-cach-im-lang-de-cuoc-doi-an-nhien-1

Người thành công là người biết lên tiếng đúng lúc, im lặng đúng lúc. Họ sẽ không bao giờ nói những điều vô nghĩa vì như vậy sẽ lãng phí thời gian, thậm chí nếu nói sai còn tự chuốc họa vào thân.

Người có trí tuệ sẽ coi im lặng là sự tu luyện trong cuộc sống. Im lặng không phải là sự chịu đựng, chấp nhận thua cuộc mà là sự khiêm nhường, không hơn thua.

Nói hay im lặng đều phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Đôi khi, im lặng còn mạnh mẽ hơn rất nhiều so với một lời nói hoa mỹ, có cánh. Vì vậy, mỗi người hãy học cách lặng im đúng lúc để tìm ra con đường dẫn đến thành công, đồng thời để tâm thái luôn lạc quan trước bất kỳ chuyện gì không may xảy đến trong cuộc đời.

Học cách im lặng bằng 4 việc làm đơn giản

1. Nghĩ kỹ trước khi nói

Trong cuộc sống, trước khi nói điều gì đó, hãy dành chút thời gian để suy nghĩ kỹ xem những lời bạn định nói có giúp ích gì cho tình hình không. Bạn muốn nói điều gì đó nhưng hãy tự hỏi những lời bạn nói có phải thông tin mà đối phương mong muốn không? Nếu lời nói không giúp ích gì, thậm chí còn có thể gây hiểu lầm, gây trạng thái tiêu cực trong mối quan hệ giữa hai người thì tốt nhất bạn nên giữ cho riêng mình, đừng tùy tiện nói bất kỳ điều gì khi chưa suy nghĩ kỹ để tránh rước họa vào thân cũng như gây nên những thị phi không đáng có.

2. Không ngắt lời người khác 

Khi người khác đang nói một vấn đề gì đó, dù bạn rất nóng lòng bày tỏ quan điểm của mình, nhưng cũng chớ vội ngắt lời xen giữa vào cuộc nói chuyện của họ. Hãy bình tĩnh trong tình huống này, nếu có bình luận hay câu hỏi gì, hãy ghi chú và đợi cho đến khi người khác nói xong rồi bạn đưa ra ý kiến. Việc ngắt lời người khác không chỉ thô lỗ, mất lịch sự mà còn làm gián đoạn cuộc trò chuyện.

3. Biết lắng nghe

Người biết lắng nghe sẽ là người biết im lặng và chỉ nói khi cần thiết. Do đó, nếu muốn im lặng, bạn phải nỗ lực để trở thành một người biết lắng nghe. Khi ai đó nói chuyện với bạn, hãy giao tiếp bằng mắt, chọn những điểm quan trọng, và cố gắng đọc hiểu biểu cảm trên gương mặt để biết họ đang thực sự nói gì và có cảm giác như thế nào. Hãy để người đó nói chuyện, đừng mất kiên nhẫn, và đừng để bị phân tâm vì những tin nhắn.

hoc-cach-im-lang-de-cuoc-doi-an-nhien-2

Bạn càng nỗ lực để trở thành một người biết lắng nghe, bạn sẽ càng ít áp đảo cuộc trò chuyện. Theo kinh nghiệm, bạn nên cân bằng thời gian nói và nghe đồng đều. Một cuộc trò chuyện cân bằng sẽ có hiệu quả nhất. Người biết lắng nghe sẽ biết nhìn nhận ưu nhược điểm của bản thân để không ngừng hoàn thiện theo hướng tích cực, nhờ đó sẽ có được cuộc sống an nhiên.

4. Ngừng phàn nàn

Mỗi người đều có những vấn đề khó khăn phải đối mặt hàng ngày. Việc phàn nàn hay than thở không phải là cách giải quyết vấn đề, mà ngược lại, năng lượng tiêu cực của sự phàn nàn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên bế tắc hơn. Bạn nghĩ như nào, cuộc đời bạn sẽ hiện thực hóa suy nghĩ đó. Tâm bạn bế tắc, đời toàn bế tắc. Tâm bạn nở hoa, đời ắt ngát hương. Vì vậy, với mỗi chuyện không may mắn xảy đến, hãy lạc quan, bình thản đón nhận, giữ im lặng để có cách xử lý thông minh nhất.

Những câu nói hay đáng suy ngẫm về sự im lặng

1. Hãy chọn im lặng thay vì thốt ra những cảm xúc nhất thời mà nó thì có thể làm người khác đau lòng và đó cũng thực sự không phải là cảm xúc của bạn. Khi bạn có cảm giác thôi thúc muốn nói một điều gì đó không hay, hãy hít vài hơi thở sâu và nghĩ về những hậu quả có thể xảy ra sau đó.

2. Giữ im lặng có thể có sức mạnh ngang bằng với những lời bạn muốn nói, giống như là khi một cái ôm có giá trị hơn rất nhiều so với câu "Chia buồn cho sự mất mát của bạn".

3. Đôi khi im lặng là cách giải quyết tốt nhất và đúng lúc nhất bởi vì đối phương không ở trong vị trí lắng nghe điều bạn nói. Chẳng hạn, khi một người bạn cần bạn lắng nghe vấn đề cá nhân nhưng cô ấy lại không thể chấp nhận lời khuyên của bạn vào lúc đó. Vả lại, nói nhiều thì sai nhiều. Nói thiên lệch thì mất lẽ chính, nói huênh hoang rồi đến chỗ đuối, nói xiên xẹo rồi đến chỗ sai trái, nói giấu giếm sẽ đến chỗ cùng.

4. Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là cách cư xử của người hiểu biết, lễ độ và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười hoặc ngược lại. Sự "lệch pha" đó khả dĩ khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo. 5. Một thời điểm khác khi bạn không chắc chắn phải nói điều gì. Nếu cảm thấy bối rối khi cảm xúc của riêng bạn đang hướng tới một vấn đề nào đó, tốt nhất là hãy im lặng cho tới khi bạn cảm thấy chắc chắn hơn bởi vì có nhiều rủi ro xảy ra hơn khi bộc lộ những cái sai hoặc những cảm xúc thái quá.

hoc-cach-im-lang-de-cuoc-doi-an-nhien-3

6. Khi chưa được hiểu, chúng ta cần cởi mở và hòa đồng để người khác có thể hiểu mình hơn – dù không thể hiểu hết. Tuy nhiên, nếu cảm thấy họ thực sự không thể hiểu hoặc không muốn hiểu thì tốt nhất là im lặng. Nếu không, những gì bạn nói có thể tạo ra sự khó chịu và hiềm thù.

7. Một thời điểm khác mà bạn tốt nhất nên im lặng là khi có ai đó chia sẻ một câu chuyện có ý nghĩa. Hãy để cho họ cảm thấy được lắng nghe bằng cử chỉ gật đầu im lặng và ánh mắt chia sẻ.

8. Hãy luyện tập thói quen giữ yên lặng ở nơi làm việc khi bạn không có điều gì ý nghĩa để đóng góp. Trừ khi bạn có thể nâng tầm cuộc đối thoại lên bằng cách đưa ra ý tưởng nào đó thú vị, thiếu sót hoặc có lợi, còn không thì tốt nhất bạn chỉ nên ngồi quan sát và học hỏi.

9. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Người khôn ngoan chỉ nói những điều mình biết rõ và hoàn toàn im lặng đối với những gì mình không biết hoặc mơ hồ. Nhà bác học Thomas Edison từng nói: "Điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết là cả đại dương". Còn hiền triết Socrates thừa nhận: "Tôi không biết gì cả, đó là điều tôi biết rõ nhất".

10. Sự im lặng có thể là người bạn tốt trong những cuộc đàm phán. Nói phần của bạn, sau đó, im lặng để người khác đi tới kết luận của riêng họ. Sự im lặng của bạn cho thấy bạn tự tin về những gì bạn đã nói và bạn đủ tôn trọng người đối diện để nghe những điều họ nói.

11. Im lặng đôi khi là lúc mà con người ta đang lao động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ... Văn hào W. Goethe từng nói: "Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời". Thấy người khác trầm tư mặc tưởng thì đừng phá "khoảng riêng" của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa. 

Xem thêm: 7 tâm thái tốt cần có trên con đường thành công của một người đàn ông

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận