9 điều Lão Tử dạy người đời để cuộc sống luôn suôn sẻ và thành công

Lão Tử là bậc tu đạo hơn 3.000 năm trước, ông để lại nhiều câu khiến người đời và hậu thế phải nghiêng mình khâm phục.

Nguyễn Thanh Thủy
17:08 04/05/2021 Nguyễn Thanh Thủy
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lão Tử là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa, ông sống ở thế kỉ thứ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ thứ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc.

Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn. Lão Tử được công nhận là người Khai tổ của Đạo giáo.

Cái tên "Lão Tử" là danh xưng kính trọng. Lão có nghĩa "đáng tôn kính" hay "già". Tử dịch theo nghĩa đen là "chú bé", nhưng nó cũng là một thuật ngữ chỉ một đẳng cấp quý tộc tương đương với Tử tước, cũng như là một thuật ngữ tỏ ý tôn kính được gắn với những cái tên của những bậc thầy đáng kính trọng. Vì thế, "Lão Tử" có thể được dịch tạm thành "Bậc thầy cao tuổi".

Những câu nói hay của Lão Tử giúp ta dễ dàng nhận thấy những chân chân lý trong cuộc sống, cách cư xử giữa người với người sao cho phải đạo làm người.

9-cau-noi-hay-lao-tu-day-nguoi-doi-de-cuoc-song-thanh-cong
Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn

1. Đạo của Thánh nhân là làm mà không tranh

"Thánh nhân chi Đạo, vi nhi bất tranh". Lão Tử nói: “Đạo của Thánh nhân là làm mà không tranh”; “Vì không tranh nên thiên hạ không ai có thể tranh”.

Điều đó có nghĩa là, Thánh nhân làm việc, hành xử thì không tranh đoạt với người. Chính vì họ không tranh với người nên khắp thiên hạ không có người nào có thể tranh với họ.Đúng như Lão Tử đã nói: “Đại thiện như nước. Nước thiện, lợi ích vạn vật mà không tranh, ở nơi mọi người không thích, do đó gần với Đạo”.

2. Thỏa mãn biết đủ thì luôn có được sự hài lòng

"Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ". Họa hại không gì lớn bằng không biết đủ, lỗi lầm không gì lớn bằng dục vọng ham muốn có được nhiều hơn. Thỏa mãn, biết đủ thì luôn có được sự hài lòng.

Người biết đủ có thể không có nhiều tài sản, xe sang, hoặc tài khoản ngân hàng, nhưng họ hiểu được đạo lý “biết đủ” này, do đó họ có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.

3. Biết dừng thì không nguy hiểm. Do không đầy nên có thể từ bỏ cái cũ thay đổi cái mới

Tri chỉ khả dĩ bất đãi". Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành. Vạn vật phát triển lớn mạnh đạt đến mức độ đầy thì sẽ dần dần đi đến suy bại hoặc kết thúc. Có thể tránh được vận mệnh này không?

Lão Tử đã nói hai câu rất nổi tiếng: “Biết dừng thì không nguy hiểm. Do không đầy nên có thể từ bỏ cái cũ thay đổi cái mới”.

Đại ý là: biết dừng lại thì có thể không rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm. Cũng vì không tự mãn nên có thể không ngừng trừ bỏ cái cũ, thay đổi cái mới.

4. Nói nhiều mau khốn cùng, chi bằng thủ trung

9-cau-noi-hay-lao-tu-day-nguoi-doi-de-cuoc-song-thanh-cong
Nói nhiều mau khốn cùng, chi bằng thủ trung

Đa ngôn số cùng, bất như thủ trung. Dưỡng thành thái độ khiêm hạ, tự nhiên có thể làm được nhanh nhẹn hành sự mà lại cẩn thận nói năng, sẽ không nói những lời chưa cân nhắc xem xét kỹ, không nói lời sáo rỗng, vô nghĩa.

5. Kẻ biết người là trí tuệ, kẻ biết mình là sáng suốt

""Tri nhân giả trí, tự tri giả minh". Kẻ biết người là trí tuệ, kẻ biết mình là sáng suốt. Kẻ thắng người là có sức lực, kẻ thắng mình là mạnh mẽ.

Người có thể nhìn rõ người khác thì là người có trí tuệ, người có thể hiểu rõ bản thân thì là người sáng suốt. Người có thể chiến thắng người khác thì là người có sức lực, nhưng người có thể kiểm soát bản thân, chiến thắng chính mình, thì mới là người mạnh mẽ.

6. Người sống mềm mại, khi chết cứng đơ

"Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường". Lão Tử có một tư tưởng rất quan trọng: “Người sống mềm mại, khi chết cứng đơ. Vạn vật cỏ cây sống cũng mềm mại, khi chết khô cứng. Do đó người cứng rắn là kẻ chết, người mềm mỏng là kẻ sống. Thế nên dùng binh lực mạnh thì sẽ bị tiêu diệt, cây cối cứng thì sẽ bị gãy. Lớn mạnh ở dưới, mềm yếu ở trên”.

Đại ý là: con người khi sống thì thân thể mềm mại, sau khi chết thì thân thể cứng đơ. Cây cỏ khi sống cũng mềm mại tươi tắn, khi chết cũng biểu hiện khô cứng. Do đó người cương cường, mạnh bạo khó mà sinh tồn được, còn người mềm mỏng, khéo léo thì mới có không gian sinh tồn. Vì vậy, dùng binh khoe mạnh thì sẽ bị diệt vong, cây cối lớn mạnh thì sẽ bị chặt, bị gãy.

Hễ lớn mạnh thì luôn ở vị trí thấp, còn mềm yếu thì trái lại lại ở vị trí cao. Cường tráng trông có vẻ là tốt, nhưng lại khiến sinh mệnh không dễ kéo dài, mềm yếu thì trái lại ở vị trí cao, đó cũng chính là “lấy nhu khắc cương”.

7. Vô vi mà không gì là không làm

9-cau-noi-hay-lao-tu-day-nguoi-doi-de-cuoc-song-thanh-cong
"Vô vi nhi vô bất vi". Việc học thì ngày một thêm thụ ích, tu Đạo thì ngày một thêm tổn hao

"Vô vi nhi vô bất vi". Việc học thì ngày một thêm thụ ích, tu Đạo thì ngày một thêm tổn hao. Tổn hao rồi lại tổn hao, cho đến vô vi. Vô vi mà không gì không làm.

Ý nghĩa là, việc học tập truy cầu tri thức, học vấn thì sẽ khiến chúng ta càng ngày càng tăng thêm tri thức và cách suy nghĩ. Nhưng tu Đạo thì lại cần trừ bỏ các loại dục vọng, đoạn trừ các loại vọng niệm, đạt đến cảnh giới thuận theo tự nhiên, không cần cố ý làm. Trong trạng thái như vậy, sẽ không làm bừa, sẽ khiến bất kỳ sự tình nào cũng có thể có được thành công.

Con người sau khi hiểu lý sự, do hùng tâm tráng chí, hy vọng đạt được thành tựu nhất định, danh lợi sẽ theo đó mà đến. Làm thế nào để thoát khỏi sự ỷ lại và tham luyến đối với danh lợi thì chỉ có thể dựa vào tu luyện, nhìn rõ thế cuộc, và nhìn rõ hơn vai trò của bản thân trên vũ đài nhân sinh, không bị danh lợi điều khiển, đạt đến làm việc một cách tự nhiên.

8. Người sống mềm mại, khi chết cứng đơ

"Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường". Lão Tử có một tư tưởng rất quan trọng: “Người sống mềm mại, khi chết cứng đơ. Vạn vật cỏ cây sống cũng mềm mại, khi chết khô cứng. Do đó người cứng rắn là kẻ chết, người mềm mỏng là kẻ sống. Thế nên dùng binh lực mạnh thì sẽ bị tiêu diệt, cây cối cứng thì sẽ bị gãy. Lớn mạnh ở dưới, mềm yếu ở trên”.

Đại ý là: con người khi sống thì thân thể mềm mại, sau khi chết thì thân thể cứng đơ. Cây cỏ khi sống cũng mềm mại tươi tắn, khi chết cũng biểu hiện khô cứng. Do đó người cương cường, mạnh bạo khó mà sinh tồn được, còn người mềm mỏng, khéo léo thì mới có không gian sinh tồn. Vì vậy, dùng binh khoe mạnh thì sẽ bị diệt vong, cây cối lớn mạnh thì sẽ bị chặt, bị gãy.

9. Trị sửa người, thờ Trời, không gì bằng quý tiếc.

"Trị nhân sự Thiên, mạc nhược sắc". Trị sửa người, thờ Trời, không gì bằng quý tiếc. Chỉ có quý tiếc thì nhân tâm mới sớm quy phục. Sớm quy phục gọi là coi trọng tích đức, coi trọng tích đức thì không việc gì mà không khắc phục được.

Đời người dù phú quý hay bần hàn nhất định phải có 8 phẩm chất sau

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận