Vì sao người xưa nói "liếm môi không nói ắt có mờ ám"?
Người xưa quan niệm, nếu một người khi không nói chuyện mà vô thức liếm môi thì đó là hành vi không chuẩn mực...

Tại sao: “Liếm môi không nói ắt có mờ ám”?
Đối với người lớn mà nói, đây cũng là một điểm khiến họ quan tâm, vì họ tin rằng đây có thể là biểu hiện của việc đối phương đang che giấu điều gì đó mờ ám.
Từ góc độ tâm lý học, ngôn ngữ cơ thể có thể phản ánh trạng thái tâm lý bên trong của một người. Ví dụ, trong quá trình thẩm vấn và điều tra, nếu người kia đảo mắt, ngón tay hơi run và liếm môi trước khi trả lời câu hỏi thì có thể người đó đang cố gắng che đậy sự căng thẳng bên trong và nói những điều không đúng sự thật.
Khi nói dối, người ta thường liếm môi trong vô thức, đây là phản ứng của hệ thần kinh do căng thẳng, vì hành vi nói dối thường đi kèm với một loạt các biến đổi sinh lý: nhịp thở tăng nhanh, huyết áp và mạch dao động nhẹ, cổ họng trở nên khô cứng, khiến người ta vô thức liếm môi hoặc nuốt nước miếng.
“Diện mục thư hùng không nên kết giao”
Những người có tướng “diện mục thư hùng” (đôi mắt trống mái hơn thua, một mất một còn) là những người tàn bạo, thiếu đạo đức. Tuy nhiên cũng không nên chỉ đánh giá một người thông qua ngoại hình. Trong cổ ngữ, từ ngữ “diện mục” cũng không chỉ là hình dáng bề ngoài, mà còn ám chỉ đạo đức và tính cách của một người; còn “thư hùng” chính là thuộc tính âm dương, tức là những đặc tính của nam và nữ.

Khi nói về nội hàm của “diện mục thư hùng” thì có thể ám chỉ một người có ý đồ xấu xa và đạo đức giả. Bề ngoài trông như quân tử nhưng thực chất lại là tiểu nhân; bề ngoài thì thân thiện nhưng lại có ý đồ mờ ám. Trước những người như vậy, chúng ta cần duy trì sự cảnh giác.
Nếu bạn nhận thấy ai đó đang quan tâm quá mức đến cảm xúc của bạn, tỏ ra nịnh bợ nhưng lại thiếu quan tâm tới nội dung câu chuyện, bạn cần phải cảnh giác. Những người tiểu nhân thường sẽ giả vờ thuận theo những gì bạn nói, nhưng thật ra họ chỉ muốn theo đuổi lợi ích cá nhân và không thật tâm đối đãi chân thành với người khác.
Chúng ta cần tỉnh táo và nhận thức rằng, những điều tổ tiên truyền lại không chỉ là để đánh giá những hành vi thiếu đạo đức, mà còn là lời cảnh báo hậu thế cần phải cảnh giác những kẻ bất lương. Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta cần phải thận trọng, tránh tiếp xúc gần gũi với những người có hành vi không nhất quán, cẩn thận trước những người chỉ theo đuổi lợi ích cá nhân.
Xem thêm: Người xưa dặn "trước cửa nhà có tam xung thì mất người, mất cả tiền bạc"
Đọc thêm
Tắm giúp làm sạch cơ thể, giảm stress. Thế nhưng, nếu tắm vào 3 thời điểm này sẽ gây nguy hiểm tính mạng.
Củ cải và gừng đều là những vị thuốc quý và là thực phẩm phổ biến trong đời sống hàng ngày. Nhưng tại sao người xưa lại khuyên ăn củ cải buổi tối và ăn gừng buổi sáng?
Các bạn có biết 5 thứ đại xấu trong phong thủy tuyệt đối không nên để trong nhà là gì không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.