Vì sao người xưa để tang cha mẹ 3 năm chứ không phải 4,5 năm?

Trong gia đình, tang cha mẹ là đại tang vì thế con cái sẽ để tang 3 năm. Vậy điều này mang ý nghĩa gì?

Đỗ Thu Nga
14:00 19/08/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để tang là gì và ý nghĩa của việc để tang là gì?

Để tang tức là việc thay đổi gói ghém nếp sinh hoạt thông thường một cách đơn giản hơn khi có người thân qua đời, nhằm tưởng nhớ tới người đã khuất.

Trong thời gian để tang thì ăn mặc đơn giản không màu mè, đeo một dải băng đen trước ngực để thể hiện trong thời gian để tang. Thời gian này người ta sẽ không tham gia các buổi lễ hội, các tiệc chúc mừng, không đi ăn cỗ cưới hỏi, không đi du lịch, không xây nhà, không kết hôn... Thời xưa thì trong 3 năm để tang người ta còn không dám tham gia thi cử. Thậm chí còn không được ở nhà, phải lập lều canh giữ bên mộ cha mẹ. Thậm chí trong thời gian để tang thì không cắt tóc, cạo râu.

Việc để tang thể hiện lòng tưởng nhớ người thân. Đặc biệt đối với cha mẹ thì để tang thời gian dài nhất, đó là 3 năm thể hiện lòng hiếu kính với cha mẹ.

vi-sao-nguoi-xua-de-tang-cha-me-3-nam-chu-khong-phai-45-nam-0

Trong thời gian này, con cháu thắp hương tưởng nhớ cha mẹ, không hội hè ăn chơi, tu tâm dưỡng tính nhớ ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ.

Việc để tang này là dịp nhắc nhở người ta về ơn nghĩa sinh thành của cha mẹ, làm những việc thiện lành, sống đơn giản để hồi hướng công đức cho đấng sinh thành.

Trong thời gian thủ hiếu cha mẹ, người ta vì cát giảm những hoạt động ồn ào nên có thể tĩnh tâm hơn, hướng vào bên trong hơn. Nên thực ra đó là lúc sống chậm để soi xét lại mọi việc. Và đó cũng là lúc ít phạm vào những sân si tham lam hơn nên con người có nhìn thiện lương và sáng suốt hơn, làm việc thanh sạch hơn. Nên đó là khoảng thời gian tu tâm hiểu về đạo hiếu, tưởng nhớ ơn nghĩa sinh thành và cũng là để tích thêm công đức cho cha mẹ, mong cha mẹ được siêu thoát vào cõi cảnh giới cao hơn.

Tại sao lại là 3 năm?

Để tang thì thời gian đại tang là 3 năm, tức con cái để tang cha mẹ ruột. Sau đó tùy theo mối quan hệ mà có tiểu tang 1 năm, đại công 9 tháng, tiểu công 5 tháng, ti ma 3 tháng.

Con số 3 năm ở đây chưa có ai giải thích được rõ ràng vì sao người xưa lại để tang cha mẹ 3 năm. Nhưng có một số giải thuyết như sau:

- 3 năm để tang cha mẹ mang ý nghĩa hoàn ơn sinh dưỡng của cha mẹ. Cha mẹ sinh và nuôi con cái ít nhất 3 năm đầu thì đứa trẻ mới có thể tách cha mẹ đi mẫu giáo, ở với ông bà... 3 năm đầu đời con được bú sữa mẹ, được cha mẹ ẵm bồng. 3 năm đó cha mẹ vất vả nhất, thức khuya dậy sớm, đêm hôm chăm sóc tã quần, thậm chí khi con tè dầm, đái dắt cha mẹ đã phải nhường con chỗ khô, mình nằm chỗ ướt. Tất nhiên có những đứa trẻ vì hoàn cảnh phải xa cha mẹ sớm hơn. Nhưng thông thường theo đúng bình thường thì sau 3 năm đầu đời trẻ mới có thể đi xa cùng người khác, tạm xa cha mẹ vài ngày để ngủ để ở lại nhà khác, để đi học...Do đó sau khi cha mẹ qua đời, con cái dành 3 năm thủ hiếu để hoàn nghĩa sinh dưỡng cha mẹ xưa kia. 3 năm này con cháu dừng việc vui vẻ, thụ hưởng sống giản dị, ăn chay niệm Phật, làm việc thiện, để hồi hướng cho cha mẹ siêu thoát về miền cực lạc, mong cha mẹ được vào cảnh giới an lành.

vi-sao-nguoi-xua-de-tang-cha-me-3-nam-chu-khong-phai-45-nam-8

 - 3 năm là khoảng thời gian đủ để con người nguôi ngoai đau khổ về sự mất mát và sắp xếp lại cuộc sống. 3 năm thủ hiếu để tang cha mẹ là thời gian để người ta nhìn nhận lại cuộc sống, thấm đạo nghĩa Nhân sinh tại thế, sinh tử vô thường, đến đi vô định. Sau khi cha mẹ mất, có nhiều điều xáo trộn trong đời sống gia đình, trong tâm lý con cái. Thế nên người ta cần có thời gian để sắp xếp lại mọi việc. Thời gian đó có những việc liên quan tới cha mẹ như cúng tuần đầu, cúng thất tuần, cúng trăm ngày, lễ giỗ đầu, lễ cải táng... Do đó có lẽ 3 năm là khoaongr thời gian để sắp xếp lại vượt qua chấn động tâm lý mất cha mẹ và trở lại với cuộc sống bình thường.

- Con số 3 là con số thiêng trong văn hóa Á Đông. Số 3 thể hiện 3 đời, 3 cõi...

- 3 năm, có thể xong việc tiễn cha mẹ sang cõi mới. Thời xưa tập tục địa táng là chủ yếu. Người xưa thường sẽ xem xét sau 3 năm có thể cải táng để xây mộ mới cho người khuất. Thế nên nhiều người sau 3 năm sẽ được cải táng, chuyển từ mộ đất sang mộ xây vĩnh viễn. Sau khi cải táng, xây mộ vĩnh viễn thì coi như cha mẹ đã yên ổn ở cõi khác, có ngôi mộ vĩnh hằng rồi. Có lẽ số 3 này tượng trưng cho khoảng thời gian con cái hoàn thành việc hiếu với cha mẹ mình. Lúc cải táng xây mộ xong cho cha mẹ mới thực sự lo xong việc tang của cha mẹ. 

Ngày nay việc để tang cha mẹ đã có những linh hoạt hơn. Có gia đình để tang 27 tháng, có gia đình tiến hành một số việc đại sự sau khi trăm ngày cha mẹ, ví như việc con cái cưới hỏi trong một số trường hợp như con cái đã nhiều tuổi, đã có bầu...

(Thông tin tham khảo chiêm nghiệm)

Xem thêm: Người xưa nói: "Trồng bầu trong cửa, phúc lộc vào nhà, xui xẻo tránh xa"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận