Người xưa nói: "Trồng bầu trong cửa, phúc lộc vào nhà, xui xẻo tránh xa"

Trồng bầu không chỉ tạo ra bóng mát và làm thực phẩm mà còn có ý nghĩa phong thủy mang lại tốt lành, may mắn, phúc lộc cho gia chủ.

Đỗ Thu Nga
14:00 08/08/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những người sống ở nông thôn xưa rất quen thuộc với hình ảnh giàn bầu trồng trong sân, mướp leo hàng rào, bí "chạy" bờ ao. 

Đó là vì cha ông ta thường thích tận dụng những khoảng không ở sân vườn để gieo trồng cây trái, rau củ quả, giúp cung cấp thực phẩm hàng ngày.

Tuy nhiên, người xưa đặc biệt coi trọng việc trồng một giàn bầu ở trong sân, để những quả bầu lúc lỉu ngay trước cửa nhà. Chỉ cần mở cửa là bạn thấy trái bầu lúc lỉu như lũ lợn con ngay trước mắt. 

Quả bầu có ý nghĩa rất tốt nên bạn có thể nhìn thấy ở nhiều gia đình nông thôn. Người xưa nói: "Trồng bầu trong cửa, phúc lộc vào nhà, xui xẻo tránh xa". Tại sao lại như vậy? 

1. Ý nghĩa phong thủy tốt lành

Mang lại phúc lộc

Trong tiếng Hán Việt, quả bầu có cách phát âm gần giống với “phúc lộc” nên người xưa cho rằng, việc trồng hoặc treo bầu trong nhà có ý nghĩa gia tăng tài lộc, phú quý. 

Người xưa nói: “Treo bầu ở tiền sảnh sẽ mang lại sự thịnh vượng cho gia đình” cũng chính là ý nghĩa này. Tài lộc là điều mà ai cũng theo đuổi nên bầu bí đương nhiên được ưa chuộng hơn. 

Ngoài ra, người xưa còn có câu: "Bầu đè cửa sổ, tiền lăn ra ngoài", có ngụ ý về việc sinh sôi nảy nở tài lộc nếu như trong nhà có một giàn bầu. Người ta cũng thường dùng quả bầu khô treo ở cửa để làm "linh vật" mang lại sự giàu có.

Mang ý nghĩa trường thọ

Dây bầu phát triển tương đối nhanh, có sức sống mãnh liệt, có thể tiếp tục phát triển và leo về phía trước. 

Vì vậy, dây bầu có ý nghĩa trường thọ. Ngoài ra, ông Thần Thọ trong văn hóa xưa cũng có treo một quả bầu trên cây gậy của mình. Do đó, người xưa cho rằng, quả bầu tượng trưng cho trường thọ. 

Một số người lớn tuổi thích trồng bầu trong nhà để chăm sóc và ngắm nhìn cho thích mắt, đồng thời có thể lấy quả bầu để chế tác nhiều vật dụng trong nhà, rất thú vị. 

Cái bụng to của quả bầu không chỉ có tác dụng "hút của cải" mà còn nhắc nhở cho người ta về bản tính rộng lượng, kiên nhẫn, làm việc lớn để có thể chứa được "cả thiên hạ". 

nguoi-xua-noi-trong-bau-trong-cua-phuc-loc-vao-nha-xui-xeo-tranh-xa-0

Tránh tà, xua đuổi xui xẻo

Theo người xưa, quả bầu trong thần thoại cũng là một sinh vật có phép thuật có thể xua đuổi quái vật và ma quỷ. 

Vì vậy, việc trồng một quả bầu trong nhà hoặc treo vật trang trí trên bầu có thể đóng vai trò xua đuổi tà ma, bảo vệ ngôi  nhà. Người xưa cho rằng trồng bầu tại nhà có thể giữ an toàn cho gia đình bạn. 

Ngoài ra, việc trồng hay treo bầu trong nhà là để thu thập tài lộc và sinh nhiều con cháu; cùng nhau già đi; treo trên xe để cầu phúc lộc, an toàn... 

2. Trồng bầu để ngắm lá, xem quả 

Một trong những lợi ích lớn nhất của việc trồng bầu ngoài sân là bạn có được "cảnh đẹp, ý vui" để ngắm trong thời gian dài. 

Từ khi bầu ra lá xanh mát mắt đến khi nở những bông hoa trắng xinh đẹp, thu hút nhiều ong bướm bay lượn và kết thành "đàn lợn con" lúc lỉu, bạn đều có thể tận hưởng cảnh đẹp. 

Bạn có thể ngắm lá vào mùa xuân, hoa và quả vào mùa hè và có thể thu hoạch nhiều quả bầu nhỏ vào mùa thu. Quả bầu có hình dáng độc đáo và có giá trị trang trí rất tốt. 

Bạn hãy tưởng tượng, những dây bầu trong sân được bao phủ bởi những quả bầu nhỏ, bạn có thấy rất mãn nguyện không? 

3. Trồng bầu lấy bóng mát

Bầu trồng trong sân có thể cho bóng mát tuyệt vời, giúp mọi người trải qua mùa hè mát mẻ. Lá bầu to rộng, bầu là cây dây leo nên mọi người thường bắc giàn rộng phủ kín sân để bầu leo lên. 

Nhờ đó, bạn sẽ có bóng mát rợp để xua tan đi oi bức mùa hè. Bầu là cây cảnh có khả năng thích nghi mạnh mẽ. 

nguoi-xua-noi-trong-bau-trong-cua-phuc-loc-vao-nha-xui-xeo-tranh-xa-9

Chúng không hề sợ nắng nóng và không kén đất. Thậm chí, bạn trồng trong chậu cũng sẽ có được giàn bầu tươi tốt. Nếu bạn không có sân, bạn có thể trồng bầu trên ban công, sân thượng. Tuy nhiên, hãy nhớ chọn giống bầu phù hợp, đừng chọn giống bầu cho quả quá lớn nếu trồng ở ban công. 

4. Bầu cung cấp thực phẩm bổ dưỡng

Bầu là loại rau phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy, đây là loại quả có rất nhiều vitamin và chất khoáng cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và có lợi cho tiêu hóa, đường ruột. 

Trong y học dân gian quả bầu là loại quả có vị ngọt, tính mát, lợi tiểu, giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Thành phần nước trong quả bầu rất cao, chiếm đến 95% khối lượng quả bầu nên là thực phẩm bổ sung nước rất tốt, hạn chế mất nước dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, khô miệng,...

Do đó, người xưa thích trồng bầu trong sân để khi cần có thể hái bầu để chế biến nhiều món ăn ngon, mát lành, bổ dưỡng trong mùa hè. Bầu nấu canh cua, nấu tôm, bầu xào... là những món ăn được nhiều người yêu thích. 

Bầu giòn, tươi mát, giàu protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Ăn bầu có thể bồi bổ cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch của con người.

5. Quả bầu làm đồ dùng, đồ trang trí

Quả bầu hồ lô có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người dân xưa. Người xưa thường dùng bầu hồ lô làm bình đựng nước, đựng rượu, làm chuông gió, làm nhạc cụ... 

Chúng cũng được chế tác làm đồ thủ công, mỹ nghệ để bán, tạo lại nguồn thu cho người dân. Hình dáng quả bầu đều đặn, miệng tròn, cổ tròn, bụng đầy đặn, cân đối, hài hòa, bắt mắt khiến nhiều người ưa thích sưu tầm về bày trong nhà. 

Xem thêm: Người xưa nhắc nhở: "Có thể ở cạnh mộ nhưng không thể đối diện với mộ"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận