Vì sao người xưa dặn "phụ nữ chớ dựa cửa, chớ để chân trong chân ngoài"?
Người xưa vô cùng chú trọng về sự thanh lịch và cách cư xử của phụ nữ. Nhưng vì sao đứng dựa cửa lại không tốt?
Thời xưa, phụ nữ thường bị soi xét rất kỹ. Việc đi đứng ăn nói của phụ nữ xưa đều được dạy theo khuôn mẫu. Những cô gái vượt ra khỏi khuôn mẫu thường khó được chấp nhận, dễ bị ế chồng, gây ra tai họa cho gia đình, phiền lòng cha mẹ. Phụ nữ thời xưa học lễ nghi phép tắc để lấy được người chồng tốt. Trong quan niệm của người xưa phụ nữ không có sự nghiệp riêng nên cuộc đời của họ vận may của họ phụ thuộc hết vào việc có kiếm được người chồng thế nào.
Bởi thế hành động cử chỉ của phụ nữ rất quan trọng trong việc cô ấy sẽ được đánh giá thế nào, và đó chính là cơ hội hay vận rủi trên hôn nhân.
Phụ nữ không tựa cửa vì sao?
Tựa cửa là một tư thế đứng thể hiện sự yếu đuối. Phụ nữ thì mềm yếu nhưng dáng đứng tựa cửa biểu thị cho sự yếu đuối nhu nhược. Phụ nữ đứng tựa cửa trông dáng rất buồn và thê lương. Điều đó báo hiệu vận mệnh không tốt. Đàn bà thường đứng tựa cửa khi chồng đi xa, chồng chết, đợi chồng. Đứng tựa cửa cũng là tư thế không có nhiều năng lượng tích cực trông thường ủ rũ và buồn. Do đó phụ nữ xưa mà đứng tựa cửa sẽ bị kiêng kỵ.
Hơn nữa cửa nhà là nơi quan trọng trong phong thủy ngôi nhà nên người xưa cũng kiêng không cho phụ nữ đứng trước cửa nhà để tránh điềm rủi. NGười xưa cho rằng cửa nhà là nơi đón thần linh thần tài. Khi tới mà lại thấy phụ nữ đang tựa cửa thì có thể sẽ bỏ đi. Người xưa trọng nam khinh nữ nên cho rằng khi phụ nữ đứng tựa cửa sẽ cản bước thần tài khiến gia đình gặp xui, mất đi vận may.
Bởi thế phụ nữ, con gái chưa chồng tốt nhất đừng đứng tựa cửa. Với ngày nay dáng đứng tựa cửa cũng không mang lại vẻ đẹp cho phụ nữ. Phụ nữ muốn thể hiện sự thanh tao mềm mỏng thì có thể tạo dáng ngồi bên hoa nhưng nhớ thẳng lưng, tránh tựa cửa.
Phụ nữ không để chân trong chân ngoài
Người xưa thường làm bậu cửa cao. Khi bước qua bậu cửa vào nhà thì cần bước dứt khoát. Việc để chân trong chân ngoài bậu cửa biểu thị cho việc đi đứng không khoan thai dứt khoát. Hơn nữa tư thế chân trong chân ngoài thể hiện sự không duyên kháng khép nép. Đặc biệt phụ nữ xưa thì dáng đứng như vậy bị cho là không tế nhị không duyên dáng. Phụ nữ đi phải khép chân, không rạng chân, không đi hai hàng. Tư thế đặt chân trong chân ngoài bậu cửa thể hiện tướng mạo đàn ông, không đoan trang. Bởi thế ông bà dặn cháu gái không được đứng trong tư thế này.
Ngày nay khi tới các nơi đình chùa, miếu phủ kiến trúc kiểu xưa vẫn có bậu cửa, thì phụ nữ cũng chú ý khi bước qua cửa nên bước gọn gàng, đi ở khe cửa bên cạnh, tránh cửa giữa, tránh đứng một chân trong chân ngoài.
Thực tế những điều trên thuộc về cử chỉ hành động thể hiện sự giáo dưỡng của một con người. Điều đó thể hiện sự tinh tế ý nhị của phụ nữ, từ đó mà tác động tới tướng mạo tính cách và sự cảm mến của người khác. Và đó cũng chính là tài vận của phụ nữ.
Ngày nay phụ nữ đã tự chủ hơn, có sự nghiệp cuộc đời riêng của mình chứ không đợi cha mẹ, chồng con quyết định thay họ. Thế nhưng trong ứng xử giao tiếp thì việc đứng tựa cửa, hay đặt chân trong chân ngoài đôi khi vẫn là không phải hành động cửa chỉ đẹp duyên dáng, nên phụ nữ cần chú ý.
(Thông tin tham khảo chiêm nghiệm)
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "đàn ông sợ nhầm nghề, đàn bà sợ nhầm chồng"?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận