Vì sao các cụ dặn "lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc"?
"Lợn không mua thịt cổ, cá không mua cá diếc" - đây là kinh nghiệm các cụ truyền dạy cho con cháu khi đi chợ mua thực phẩm sao cho ngon nhất, tốt nhất.

Mua thịt không mua phần cổ
Người xưa có câu "chặt thịt không đầu", nguyên nhân là vì cổ heo chứa lượng chất béo cao, ăn quá nhiều không chỉ gây tăng cân đột ngột mà còn có thể gây ra các vấn đề tim mạch, mạch máu não.
Thêm nữa, cổ heo còn chứa các hạch bạch huyết, một hệ thống trong cơ thể giúp sàng lọc và bắt giữ vi sinh vật lạ, tế bào viêm, và chất độc. Tiếp tục tiêu thụ cổ heo một cách thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

Thịt ở cổ heo có hệ thống hạch phức tạp, khó loại bỏ hoàn toàn trong quá trình chế biến. Nếu chúng ta sử dụng làm thực phẩm có thể hấp thụ vào cơ thể một lượng lớn vi khuẩn và chất độc. Điều này có thể gây ra ngộ độc hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Trong quá trình giết mổ heo, tiết chảy ra nhiều và chứa nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, mọi người cần thận trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Mua cá không mua cá diếc
Cá diếc là một loại cá nước ngọt được ưa chuộng với thịt mềm, thơm ngọt, nhưng nhiều xương dăm, do đó không phù hợp cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ ăn cá diếc, có thể gặp nguy hiểm bị mắc kẹt trong cổ họng.

Chính vì đặc điểm này, người xưa đã rút ra kinh nghiệm "mua cá không mua cá diếc". Dù cá có giá trị dinh dưỡng khá cao, nhưng trong quá khứ, khi điều kiện sống khó khăn, người dân luôn cố gắng mua cá có nhiều thịt để tiết kiệm chi phí. Với loại cá ít thịt, nhiều xương như cá diếc, việc mua sẽ rất lãng phí.
Tuy nhiên, ngày nay, khi người dân có điều kiện sống tốt hơn và quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe, họ có thể lựa chọn mua cá diếc để chế biến canh. Canh cá diếc có thể cung cấp dưỡng chất và có tác dụng tốt cho âm bổ thận, đặc biệt có lợi cho sức khỏe cơ thể.
Đọc thêm
"Bốn chân không bằng hai chân, hai chân không bằng không chân" - là lời dặn của người xưa với việc ăn uống thường nhật.
Thở dài và nằm sấp là hai thói quen hết sức bình thường của mỗi người, vậy can cớ gì mà các cụ lại dặn: Chọn vợ, chọn chồng tránh "gái thở dài, trai nằm sấp"?
Người xưa cũng đã có lúc chọn bạn đời sai nhưng sau đó họ đúc rút được kinh nghiệm: "Trai không cưới năm gái không gả sáu".
Bài mới

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.