Sức mạnh của ngôn từ là để "điều trị" nỗi buồn
Giáo sư, nhà kinh điển Han Baltussen nhận định: Không ai có thể phủ nhận sức mạnh 'điều trị' của ngôn từ.

Những triết gia La Mã và Hy Lạp cổ đại cho rằng, nỗi đau buồn, sự mất mát là dấu hiệu phổ biến của loài người. Và dường như nó không bao giờ buông bỏ cho bất kỳ ai. Ai rồi cũng phải một lần trải qua cảm giác đau buồn, mất mát.
Han Baltussen - giáo sư, nhà kinh điển tại Đại học Adelaide đã tiến hành nghiên cứu cách người xưa viết về nỗi đau và cách họ an ủi làm dịu đi nỗi đau. Bởi ông tin rằng, công trình nghiên cứu của họ chứa đựng những bài học quan trọng cho xã hội hiện đại. Trong đó, ông cho rằng, không ai có thể phủ nhận sức mạnh "điều trị" của ngôn từ.
Thông qua ngôn ngữ, chúng ta biểu đạt được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó còn có thể hợp lý hóa và có nhận thức khác về những mất mát của mình. Ngôn ngữ là phương tiện siêu hữu ích đối với những người có tang gia.
Trong nghiên cứu này, ông cũng trích dẫn ví dụ về Cicero - nhà hùng biện và chính trị gia người La Mã - người đã chìm trong nỗi đau đớn khi con gái Tullia qua đời vào năm 45 trước Công nguyên.

Đầu tiên, Cicero trút nỗi thống khổ của mình vào những bức thư hàng ngày gửi cho người bạn đáng tin cậy tên Atticus. Tiếp đó, ông đọc những thứ có thể tìm thấy về chủ đề "đau buồn" và không hoàn toàn hài lòng với những gì mình đọc được. Ông đã viết một cuốn sách với tựa đề "Tự an ủi". Sau cùng, ông đã tạo ra tác phẩm triết học phản ánh về chủ đề này trong khuôn khổ rộng lớn hơn cảm xúc của con người.
Nhà triết học Plutarch lại gạt bỏ nỗi đau về cái chết của con gái 20 tuổi trong chuyến đi du lịch bằng cách viết một lá thư an ủi vợ. Trong đó, ông gợi cho bà nhớ lại cách cô con gái hào phóng mời những con búp bê của mình cùng ăn. Ông đã vận dụng sức mạnh của ngôn từ để "mô tả sinh động hình ảnh cô con gái bé nhỏ của mình... như một hình ảnh trân quý kéo dài mãi mãi cho người mẹ đau khổ", Plutarch viết.
Bình luận về vai trò 'chữa bệnh' của ngôn ngữ, Baltussen chia sẻ: "Khi bạn thể hiện được cảm xúc và ý tưởng của mình bằng ngôn ngữ, bạn có thể tiến lên phía trước và thấy cách bạn đã vượt qua những đau đớn, mất mát như thế nào". Các tác giả hiện đại như C. S. Lewis và Joan Didion cũng tìm kiếm sự an ủi bằng những lời văn trong văn học.
Nhưng bên cạnh đó, việc "y tế hóa" nỗi đau buồn - xem nó như một vấn đề sức khỏe tâm thần và được điều trị bằng thuốc, sẽ dẫn đến việc ngôn ngữ bị bỏ mặc, lãng quên. Hiện nay, phương pháp tiếp cận y tế đang được đánh giá lại, việc đọc và viết tiếp tục là một phần của "nghệ thuật chữa lành nỗi đau", bao gồm cả phim, thơ và kịch.
Baltussen nói, người xưa đã quá quen với đủ loại mất mát, không chỉ đau buồn với con người mà còn đối với cả vật nuôi. Đại Đế Alexander cũng được cho là không thể nguôi ngoai sau cái chết của con ngựa của mình. Những sự ghi chép của họ để lại chính là những cây cầu cho phép chúng ta "chạm vào kho chứa kinh nghiệm của những con người đi trước, vượt qua cả khoảng cách lịch sử".
Đối với ông, kiểm soát nỗi đau buồn và an ủi chính là điều cốt lõi mà nhân loại phải đối phó. Nó được thể hiện qua sự kỳ diệu của ngôn ngữ và nếu chúng ta vận dụng được, mọi đau buồn trên thế gian này sẽ được giải tỏa.
Xem thêm: Duyên nợ không phải chuyện đùa, vốn dĩ ở đời có 5 món nợ không thể mắc
Đọc thêm
Từ xưa đến nay, đạo hiếu luôn được chú trọng, thể hiện qua nhiều văn thơ, ca dao, tục ngữ,... Câu nói Khi cha mẹ còn sống, cuộc sống có cội nguồn' là một minh chứng.
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, câu nói này dù là thời buổi nào vẫn luôn đúng. Khi bước vào tuổi trung niên, có 3 kiểu người nên tránh xa.
"Binh pháp Tôn Tử" không chỉ là cuốn sách quân sự mà nó còn chứa đựng bài học giúp người bình thường thay đổi cuộc sống của mình.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.