Sống ở đời xin đừng: Hứa cho vui, tranh khi giận, than khi buồn!

Người xưa dặn, người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo. Sống với suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ tốt; sống bi quan, vận khí không tốt.

Đỗ Thu Nga
08:00 15/02/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đừng hứa khi vui

Khi tâm trạng thay đổi thất thường thì sẽ dễ dẫn đến những lựa chọn mang tính “bốc đồng”, người có thể kiểm soát được tốt cảm xúc của bản thân sẽ có thể kiểm soát tốt cả cuộc đời.

Khi quá phấn khích và vui mừng, đừng dễ dàng nói ra những lời hứa hẹn, hãy dư lại cho bản thân một khoảng hòa hoãn.

Khi con người cao hứng và đắc chí, họ thường không ngại ngùng mà khoe khoang, tâng bốc bản thân, tùy tiện nói ra những lời hứa. Nếu hứa rồi mà không thể thực hiện được, không sớm thì muộn, bạn sẽ gặp phải những rắc rối trong tương lai.

Nói lời mà không giữ lời, trên miệng đồng ý làm theo yêu cầu của người khác, nhưng trên thực tế là không thể làm được. “Một lần mất tin, vạn lần mất tín”, nếu từ ban đầu không có khả năng thực hiện được thì đừng đồng ý hay hứa hẹn, như vậy rất dễ mang đến sự oán hận.

Khi người khác yêu cầu và mong muốn bạn làm điều gì đó, bạn có thể thẳng thắn từ chối nếu ngoài tầm khả năng. Thà mất lòng trước mà được lòng sau, nếu hứa hẹn mà không thể thực hiện, điều đó chẳng khác gì tự hủy hoại thành tín của bản thân mình.

Song-o-doi-xin-dung-Hua-cho-vui-tranh-khi-gian-than-khi-

Đừng tranh khi giận

Vào thời nhà Tống, có một tể tướng tên là Phú Bật, là người nổi tiếng với tài tranh luận. Một ngày nọ, trên đường có một học giả nghèo chặn đường, đứng trước mặt Phú Bật và nói: “Nghe nói ông là người rất hoạt ngôn và giỏi tranh luận, tôi hỏi ông một câu hỏi này được không?”

Phú Bật biết rằng, vị này không có ý tốt, nhưng không thể ngăn ông ta nói, Phú Bật đành phải lắng nghe. Vị học giả nói: “Nếu có người mắng chửi ông, ông sẽ làm thế nào?”

Phú Bật trả lời: “Lúc đó tôi sẽ giả như không nghe thấy gì”, vị học giả đem ánh mắt khinh bỉ nhìn ông: “Tưởng rằng ông đã tinh thông đọc “Tứ thư ngũ kinh”, hóa ra ông cũng chỉ là một con rùa rụt cổ”.

Phú Bật nghe xong cũng cảm thấy không tức giận gì cả, và cũng thực sự không để tâm những lời nói khinh miệt. Vị học giả cảm thấy Phú Bật thật quả vô vị và buồn chán, cuối cùng ông bỏ đi.

Người hầu bên cạnh Phú Bật thấy vậy, trong lòng vô cùng phẫn nộ, bất bình: “Một người vô lễ như vậy, sao Ngài không trổ tài tranh luận, phản bác ông ta?”

Phú Bật thản nhiên trả lời: “Người này rõ ràng đang tức giận, nếu ta tranh luận với ông ta, khẳng định sẽ là mặt đỏ tía tai. Nếu ta thắng, thì kì thực là ‘khẩu phục nhưng tâm không phục’ chút nào. Khi đối phương nóng giận, họ thường dễ mất lý trí của bản thân. Vậy, ta hà cớ gì phải tranh luận với một người mất lý trí?”

Nếu ai đó cố tình chọc tức bạn, bạn có thể coi họ như không khí và phớt lờ họ. Tranh luận với sự tức giận sẽ không thể cải thiện được tâm trạng cũng như thay đổi hình thế. Không tranh giành, không cãi vã, không so đo tính toán, bạn mới có thể ‘bất khả chiến bại’.

Đừng than khi buồn

Trưởng thành thực sự là khi: Trong lòng chịu đựng thống khổ nhưng miệng lại không thể nói ra. Mỗi người đều có những nỗi niềm riêng, ai cũng có những khoảng Trời cần giấu kín. Những lúc bi thương và buồn chán, mỗi người cần phải học cách im lặng để ‘tiêu hóa’ những vết thương.

Trên thế gian này không có sự đồng cảm nào là tuyệt đối, nóng lạnh ra sao lòng người tự biết. Mỗi người sẽ có cuộc sống riêng, người khác sẽ không quan tâm đặc biệt gì nếu chỉ vì bạn khóc, cuộc sống sẽ không thương xót nếu bạn suốt ngày chỉ biết phàn nàn và thở than. Nếu đã như vậy, hà cớ gì cứ hết lần này đến lần khác “vạch áo cho người xem lưng”?

Trong tâm dung chứa điều gì thì miệng sẽ nói ra điều đó. Miệng nói điều gì thì sẽ thu hút điều đó. Do vậy, không nên than vãn khó khăn, nghèo khổ, bởi đây là một hành vi thiếu khôn ngoan. Hãy tự nuôi dưỡng cho bản thân mình một cái miệng giàu có, phú quý, cố gắng chăm chỉ hết mình, đến một ngày cuộc sống của bạn sẽ cải thiện hơn lên.

Muốn có một cuộc sống như mong đợi, thay vì dùng thời gian để phàn nàn, oán hận, chi bằng hãy nghĩ cách để giúp bản thân vượt qua khó khăn, thử thách. Ngôn ngữ và tâm trạng thật sự có thể cải biến vận mệnh của đời người. Để thay đổi vận mệnh của bản thân thì trước tiên, hãy thường xuyên nói những điều tích cực và may mắn.

Người thường xuyên nở nụ cười sẽ không dễ gặp xui xẻo, những người suy nghĩ tích cực, vận khí sẽ ngày càng tốt. Thái độ tốt sẽ mang đến những vận may bất ngờ, thái độ bi quan càng ít, thì vận khí tốt ngày càng nhiều. Bởi vậy, dù có buồn đến mấy cũng không nên than vãn quá nhiều.

Xem thêm:  Người có "bát phẩm" cả đời hưởng phúc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận