Người xưa dặn không được thắp hương buổi tối: Vì sao vậy?
Thắp hương là một phong tục truyền thống của người Việt, nhất là vào ngày rằm, mùng 1 hoặc lễ Tết. Song người xưa lại kiêng thắp hương tối, vì sao vậy?
Thắp hương có ý nghĩa gì?
Khi cúng bái thì trước khi làm lễ bao giờ cũng có nghi thức thắp hương. Hương đốt lên, cắm vào bát hương thì lúc đó buổi lễ bắt đầu. Trong văn hóa tâm linh Việt Nam, thẻ hương rất linh thiêng. Hương được xem là vật phẩm thanh sạch nhất, thể hiện tấm lòng chân thành, thanh bạch, lương thiện.
Thắp hương như sự kết nối để gửi gắm tấm lòng người thắp hương với tổ tiên thần linh. Chưa thắp hương xem như giờ lễ chưa bắt đầu.
Trong không gian thờ cúng hương thơm như dẫn nhập giữa hiện thực và tâm linh, kết nối hai thế giới. Thắp hương là kính cẩn nghiêng mình. Thắp hương là tưởng nhớ. Hương cháy là bắt đầu buổi lễ. Thắp hương để mời ông bà tổ tiên thần linh, là kết nối dẫn lời cầu nguyện của gia chủ tới thế giới ông bà thần linh.
Trong văn hóa tâm linh thì thường người ta thắp hương vào ngày lễ tâm linh: mùng một hôm rằm âm lịch, ngày cúng giỗ, lễ Tết cúng thần linh, tổ tiên... Thực tế thì những ngày 1 và 15 hàng tháng, chu kỳ mặt trăng thay đổi nên có những ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên, lực hút trái đất... Vì thế người xưa có thói quen thắp hương để mong xin thần linh, gia tiên phù hộ cho may mắn. Còn những ngày giỗ chạp, khai trương... thắp hương dâng lễ cúng để hướng tới tổ tiên thần linh để gửi lời nguyện ước.
Vì sao ông bà dặn không thắp hương buổi tối?
Buổi tối trong văn hóa tâm linh là lúc âm khí thịnh, dương khí giảm vì mặt trời đã lặn. Theo phân chia âm dương thì ban ngày là dương, tối là âm, ban tối là lúc ma quỷ, linh hồn hoạt động mạnh. Buổi tối linh hồn ông bà tổ tiên cũng an nghỉ, chủ yếu cô hồn ngạ quỷ hoạt động mạnh.
Thắp hương là kết nối giữa hai thế giới, là dẫn nhập vào thế giới cõi âm. Bởi thế khi thắp hương giống như là mời đón rước linh hồn. Thế nên người xưa cho rằng thắp hương buổi tối có thể mời cô hồn ngạ quỷ ào nhà. Điều này không tốt cho gia chủ.
Hơn nữa việc thắp hương buổi tối gây cảm giác u tịch hoang mang, ma quỷ khiến nhiều người cảm thấy lạnh người và sợ hãi. Do đó người xưa kiêng thắp hương buổi tối để tránh âm khí trong nhà.
Buổi tối cũng thường là lúc mọi người trong nhà về sum họp, gần giờ ngủ nghỉ nên khói hương có thể gây ảnh hưởng giấc ngủ, nghỉ ngơi. Hơn nữa lúc tối trời không nên thực hiện những nghi thức tâm linh vì rất dễ bị âm khí đeo bám, ảnh hưởng tới sức khỏe tài vận. Buổi tối âm khí nặng hơn, thắp hương càng làm thêm âm khí nên con người có thể sẽ sa sút tinh thần và ốm đau.
Những lưu ý khác khi thắp hương
Mùng 1, hôm rằm nên chuẩn bị lễ cúng và thắp hương buổi sáng, tránh thắp hương sau 12 giờ trưa bởi lúc đó là lúc trời nóng dương khí mạnh không thích hợp cho thờ cúng.
Hương nhang là sản phẩm tâm linh không thể thiếu nhưng cần đảm bảo hương sạch không hóa chất. Khi thắp hương nên mở cửa phòng để tránh ngạt khí, không đốt nhiều hương cùng lúc để tránh nguy cơ hỏa hoạn. Thắp hương thường dùng số lẻ 1-3-5, thông thường nên dùng 1-3 không nên dùng nhiều.
Khi châm lửa hương xong nên dùng tay phẩy cho tắt lửa, tránh dùng miệng thổi. Miệng thổi gây bất kính vì nguy cơ nhiễm khuẩn không sạch sẽ.
Hương để trên ban thờ nên tránh ẩm ướt gãy rụng. Hương ẩm ướt đốt không cháy hết mang điềm xui rủi. Hương gẫy rụng cũng gây ra điềm rủi không may mắn.
Tại gia đình chỉ nên đốt thẻ hương hoặc nụ hương không nên cắm chân hương vòng vào bát hương vì sẽ gây đại kỵ. Chân hương vòng chỉ dành cho đình chùa miếu phủ những nơi đạo hạnh cao, chân hương vòng cắm vào bát hương gia tiên gây. Cắm chân hương vòng vào bát hương gia tiên tức là cắm vật nhọn kim loại sẽ gây sát khí, linh hồn tổ tiên không an nghỉ, bị động âm dẫn tới gia đình lục đục ốm đau.
(Thông tin tham khảo chiêm nghiệm)
Xem thêm: Giải mã nguyên do vì sao người xưa kỵ thắp hương không cháy hết
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận