Vì sao người xưa nói "người ngay thờ kỳ lân thì giàu, kẻ gian thờ kỳ lân có ngày bại hoại"?

Kỳ lân vốn là linh vật phong thủy nhưng không phải ai thờ cũng mang đến may mắn, tài lộc.

Đỗ Thu Nga
14:00 08/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ý nghĩa của kỳ lân phong thủy

Kỳ lân là một linh vật không có thực và có cấu tạo đặc biệt. Đây là linh thú có 4 chân, có quyền năng thần kỳ, hội tụ sức mạnh của nhiều linh vật vì kỳ lân có đầu nửa rồng nửa thú, thân hình của hươu, đuôi bò, trán sói, sừng nai, tai chó, thân lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rồng, có vẩy cá, vó (móng) của ngựa và da có 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, dưới bụng có màu vàng…

Trong dân gian, kỳ lân gắn liền với những vị minh quân. Người xưa cho rằng chỉ những vị quân vương hiền minh mới xứng đáng được trông thấy kỳ lân. Nếu vua dùng đức trị, dân thái bình thì kỳ lân xuất hiện như dưới triều vua Nghiêu, vua Thuấn. Sân Đại Triều Nghi trước Điện Thái Hòa, Huế có hai con kỳ lân được đặt ở hai góc sân cũng mang ý nghĩa là đời thái bình, đồng thời nó cũng là một biểu tượng nhắc nhở sự nghiêm chỉnh giữa chốn triều nghi.

Kỳ lân cũng gắn với điềm báo thánh nhân xuất hiện. Kỳ lân là biểu tượng cho sự trường thọ, cao quý và phúc lành. Kỳ lân gắn với sự xuất hiện của Khổng Tử. Trong cuộc đời của Khổng Tử, kỳ lân xuất hiện hai lần. Lần thứ nhất, kỳ lân đến trước mặt Bà Nhan thị đang mang thai Khổng Tử, nằm phục ngay xuống, nhả ra một cái bảng bằng ngọc bích có chữ viết rằng: “Đứa trẻ này, tinh tế như nước chảy, sẽ là vị vua không ngai…”. Sau đó bà Nhan Thị sinh ra Khổng Tử. Lần thứ nhì, mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ 14, người nước Lỗ đi săn, bắt được con kỳ lân què một chân. Khổng Tử hay được đến xem, rồi bưng mặt khóc. Về nhà ngài than với học trò: Đạo ta đến lúc cùng. Ba năm sau, Khổng Tử mất, thọ 73 tuổi. Như thế, kỳ lân là con vật gắn với cuộc đời, tượng trưng cho sinh mệnh của thánh nhân.

nguoi-ngay-tho-ky-lan-thi-giau-ke-gian-tho-ky-lan-co-ngay-bai-hoai-0

Vì sao kỳ lân kỵ người gian?

Trong dân gian kỳ lân báo điềm lành. Dân gian cũng kể rằng xưa kia kỳ lân là hung thú hại dân lành, sau đó được ông lão hiện thân của Phật Di Lặc xuống thu phục nên trở thành con vật hiền lành. Từ đó dân gian thờ kỳ lân như một linh vật lành. Đặc biệt kỳ lân còn có khả năng phân biệt tà ngay, nhận ra kẻ xảo trá, người lương thiện.

Bởi vậy dân gian tin rằng những người ngay thẳng dùng linh vật kỳ lân mới gặp may mắn còn kẻ gian sẽ bị kỳ lân trừng phạt.

Kỳ lân trong dân gian là linh vật tốt bụng, từng bước đi đều cẩn trọng không giẫm nát cỏ, không ăn sinh vật, không ăn thịt, không uống nước bẩn. Thế nhưng kỳ lân chỉ ủng hộ người lành và hỗ trợ người tốt bụng làm ăn thuận lợi, xua đuổi tà khí. Còn nếu kẻ gian dùng kỳ lân làm linh vật phong thủy trong nhà sẽ bị phát hiện gian ác thì kỳ lân sẽ làm cho kẻ này lụi bại đi.

Lưu ý khi dùng kỳ lân phong thủy

Kỳ lân là linh vật cần được khai quang mới phát huy tác dụng. Theo đó khi kỳ lân đã được khai quang thì có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào miễn là vị trí trang trọng trong nhà nhưng tốt nhất là đặt ở trước nhà hoặc phòng khách để kỳ lân đuổi tà và rước tốt lành may mắn.

Kỳ lân cũng có thể đeo vào vòng phong thủy mang theo bên người.

(Thông tin tham khảo chiêm nghiệm)

Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "vắng nhà quá 3 ngày khi về nhớ gõ cửa 3 lần hãy vào"?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận