Người cựu binh trở thành "cha chung" của hàng trăm trẻ mồ côi

Thương những đứa trẻ bị bỏ rơi, không được chăm sóc, cựu binh Huỳnh Tấn Hùng (huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) đã mở cửa đưa những đứa trẻ bất hạnh về chăm sóc như con đẻ.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ một vài đứa, ngôi nhà của ông trở thành mái ấm che chở bình yên và đưa những phận đời bất hạnh bay vào đời.

Người đàn ông này bảo rằng ông chỉ muốn làm một công việc gì đó có thể cưu mang, bớt nhọc nhằn và thay đổi số phận của những người kém may mắn chứ không có mục đích được ai biết hoặc nhận sự tán thưởng nào. Hành trình ấy đã âm thầm, lặng lẽ suốt hơn 15 năm qua.

"Không những nuôi dạy các cháu có hoàn cảnh mồ côi mà anh Hùng còn cưu mang những mảnh đời già cả neo đơn không nơi nương tựa, hoạt động mang tính nhân văn rất cao", ông Nguyễn Đình Vững.

Người cha nuôi giàu lòng thương

Một ngôi nhà cấp 4, mái lợp bằng ngói, tường xây vữa đơn sơ nằm bên đồng lúa gần như được tận dụng từng mét vuông đất để làm chỗ vui chơi, gian học tập, phòng ngủ cho những đứa trẻ. Từ sáng tới tối tiếng trẻ con luôn chộn rộn, những bảo mẫu và ông Hùng không lúc nào ngơi tay chăm sóc những đứa con không máu mủ ruột rà của mình.

Trưởng khu phố Tân Thịnh, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh Nguyễn Đình Vững nói rằng cựu chiến binh Huỳnh Tấn Hùng - người nhận nuôi những đứa trẻ cơ nhỡ ở Tân Thịnh - là "người đàn ông kỳ lạ".

Câu chuyện của ông Hùng bắt đầu từ cách đây chừng 15 năm. Một phụ nữ sống đơn thân trong vùng vì phải đi làm xa mà ít có điều kiện nuôi nấng đứa con đau yếu nên tìm tới gửi nhờ ông Hùng chăm sóc vì thấy ông yêu trẻ con. Người này ban đầu cũng bảo tìm tới ông vì thấy nét mặt ông phúc hậu, tử tế.

Thấy ông nhận nuôi trẻ, nhiều người khó khăn cứ tìm tới gửi con. Ban đầu họ chỉ để trẻ từ sáng rồi đi làm, tới tối đón về nhưng lâu dần thấy trẻ quấn ông, tới tháng ông cũng chẳng lấy tiền chăm trẻ nên nhiều người tới rỉ tai ông về những đứa trẻ bất hạnh bị bỏ rơi ở đâu đó, mong được ông giúp đỡ.

nguoi-cuu-binh-tro-thanh-cha-chung-cua-hang-tram-tre-mo-coi-8
Lũ trẻ vây quanh người cha không cùng máu mủ của mình là ông Huỳnh Tấn Hùng

Ông Hùng bảo rằng mình từng là một người lính, chiến đấu và trở về từ Campuchia. Khi về cuộc sống đời thường, ông cố gắng sống thật tử tế, giúp người khó khăn bằng nhiều cách trong khả năng của mình bù lại cho những mất mát mà đồng đội ông đã nằm lại. Trước khi lập trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, ông đã dành thời gian và tiền bạc để xây nhà tình thương cho người nghèo khó.

Ông không một tiếng la, một lời quát nạt mà luôn từ bi, bao dung, âu yếm và thương yêu chiều chuộng các con của mình dù lũ trẻ có quấy khóc, quậy phá đến bao nhiêu. Tất cả các con ông đều gọi ông là ba, đứa nhỏ hơn thì gọi là "ông" dù chúng chẳng hề biết mình có phải con hay cháu ruột của người đang nhận nuôi mình hay không.

Nhường hết yêu thương cho các con

Chúng tôi khá bất ngờ khi giữa một cơ sở nhận nuôi trẻ có hoàn cảnh đặc biệt có nhiều dãy phòng - từ nhà ăn, sân khu vui chơi cho đến phòng học, nhà nghỉ ngơi, phòng đọc sách cho trẻ - nhưng chỉ có một căn phòng nhỏ như phòng trọ làm nơi để ông Hùng nghỉ ngơi.

Ông nói rằng chủ yếu dành cho các con ông những gì tốt đẹp nhất, còn ông thì đã quá già, sống ngoài 60 tuổi là đã quá đủ rồi nên ông không có nhu cầu nhiều. Căn phòng của ông chỉ kê một tấm nệm để nằm, một chiếc quạt tường được mắc để xua tan cái nóng oi bức mùa hè, còn máy lạnh, nệm êm, phòng đẹp ông đều nhường cho lũ trẻ.

Đặc biệt ở mái ấm, nhiều người cũng đã tìm tới tự nguyện giúp việc, nhận nấu ăn, dọn dẹp, làm sổ sách, chăm sóc trẻ mà không nhận tiền công.

nguoi-cuu-binh-tro-thanh-cha-chung-cua-hang-tram-tre-mo-coi-7
Chị Hồng Đức - người tình nguyện gánh vác công việc thiện nguyện với ông Hùng - bế một trẻ được nuôi dạy ở trung tâm

Chị Đinh Thị Hồng Đức - bảo mẫu tại cơ sở của ông Hùng - nói đã nghe bà con kể nhiều về mái ấm của ông Hùng nhưng năm 2014, khi đứa con của chị khó nuôi, ốm đau liên tục khiến chị không thể đi làm việc được thì chị đem con đến gửi ông Hùng.

Bằng kỹ năng trò chuyện tuyệt vời với trẻ con, ông Hùng đã giúp con của chị Đức khỏe mạnh, vui vẻ, ăn uống đều đặn và thích đi học như những đứa trẻ bình thường khác. Nhiều lần lui tới thăm con, chị xúc động khi thấy người đàn ông dành hết năm tháng tuổi già chăm sóc cho trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nên chị xin ông Hùng vào phụ giúp hằng ngày mà không nhận tiền công.

Ngoài chị Đức còn có hai bảo mẫu, người chăm trẻ khác cũng tìm đến phụ ông Hùng cùng vợ lo cho những đứa nhỏ. Thương cha mình, các con của ông Hùng ở Đà Nẵng, sống ở các nơi cũng dành thời gian về chăm lũ trẻ, dành tiền bạc để mua gạo, áo quần, sách vở để trẻ được ăn no, được mặc đủ quần áo và đến trường mỗi ngày.

Những đứa trẻ đi học hằng ngày ở các trường phổ thông như những trẻ khác. Nhiều em thành sinh viên đại học, trưởng thành rồi quay lại mái ấm tìm cách giúp ân nhân của mình nuôi những đứa trẻ khác.

Đề xuất khen thưởng ông Tấn Hùng

Ngày 28-11, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký công văn giới thiệu câu chuyện của ông Hùng gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đề xuất khen thưởng gương điển hình tiên tiến phong trào "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025.

Trong hồ sơ có nêu: Từ khi thành lập trung tâm đến nay có khoảng 200 trẻ đến được một thời gian thì người thân đón về, hơn 200 em ở lại trung tâm đến khi trưởng thành. Ở tại trung tâm các em được tạo điều kiện để đến trường đi học và có việc làm. Đến nay có bốn em đã tốt nghiệp đại học ra trường đi làm. Ngoài ra, ông Hùng còn giúp đỡ rất nhiều gia đình và người nghèo tại địa phương.

Ông Huỳnh Tấn Hùng và vợ vốn không khá giả gì, cũng không có lương bổng, sống dựa vào mấy sào lúa cùng công việc loanh quanh thị trấn đắp đổi qua ngày. Nhưng vợ ông Hùng cũng đồng ý khi nghe chồng trình bày phương án. Việc nuôi dạy trẻ sẽ tùy thuộc vào khả năng kinh tế của gia đình, có ít thì nuôi ít, có thêm ai đó giúp thì nhận nuôi thêm.

Vào mái ấm đặc biệt này có thể dễ dàng cảm nhận sự quan tâm, thương yêu và dành tình cảm đặc biệt của ông với những đứa con không máu mủ của mình. Dù không biết ông từ trước, không chung họ hàng hay dòng máu nhưng khi được sống dưới bàn tay ông, những đứa trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đều quấn ông như chính cha đẻ của mình.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Vì trẻ em: Chuyện về nữ Trung tá hơn 10 năm làm "Mẹ đỡ đầu" cho trẻ mồ côi

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tết như đến sớm hơn với những đứa trẻ mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn bởi tình yêu thương vô vàn của các mẹ đỡ đầu.

Tết ấm áp của những đứa trẻ mồ côi với tình yêu thương từ các mẹ đỡ đầu
0 Bình luận

Sư thầy Thích Từ Minh mở quầy sữa bắp, sữa hạt sen, nước nha đam ở trước c ổng chùa Phước Sơn (P6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) để lấy kinh phí nuôi trẻ mồ côi.

Chuyện trụ trì ở Sóc Trăng tự nấu sữa bắp bán kiếm kinh phí nuôi trẻ mồ côi
0 Bình luận

Nhiều năm qua, "mẹ Phụng: gắn bó, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, góp phần mang lại hạnh phúc cho những mảnh đời không may mắn và giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Vì trẻ em: Mẹ Phụng của những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Vua mìn” Trịnh Tố Tâm: “Hùm xám đèo Hải Vân” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho địch với 53 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Hải An
Hải An 4 giờ trước
Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất