Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy
"Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy" là câu nói thể hiện lòng biết ơn đến công sinh thành, dưỡng dục, công dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô.
Sau một năm đầy khó khăn, vất vả và bận rộn, Tết được xem là thời gian để nghỉ ngơi, gia đình sum họp, trao gửi cho nhau những lời chúc sức khỏe, an khang thịnh vượng. Tết còn là thời điểm du xuân, thăm hỏi đến những bậc cao niên, trưởng lão, ông bà, thầy cô...
Lịch trình trong 3 ngày Tết cổ truyền của người Việt được gói gọn trong câu nói: "Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy" hoặc "Mùng 1 Tết nội, Mùng 2 Tết ngoại, Mùng 3 Tết thầy".
Cho đến nay cũng không ai giải thích được câu nói này xuất phát từ thời điểm nào, giai đoạn nào trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta. Chỉ biết rằng, đây là phong tục truyền thống được xếp vào nhóm văn hóa dân gian thể hiện đạo hiếu của người Việt Nam.
Kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam là nơi trốn ra đời của rất nhiều loại hình văn học như truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ. Đó vốn là những tác phẩm văn học phi văn bản, phi tác giả được lưu truyền theo hình thức truyền miệng.
Nói về ý nghĩ của câu: "Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy", PGS.TS Lê Quý Đôn cho rằng: " Có thể nói, ý nghĩa của việc Tết thầy, Tết cô đi liền với tư tưởng Nho giáo. Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có tính triết lý nhân sinh quan trọng là quân - sư - phụ. Quân là vua, sư là thầy, phụ là cha mẹ. Với một con người, đối với vua phải trung thành, đối với thầy phải kính trọng, đối với cha mẹ phải có hiếu. Đó là 3 phẩm hạnh quy định phẩm chất con người đứng đắn, tử tế, quân tử".
"Mùng 3 Tết thầy" được dùng để nói về công dạy dỗ của thầy cô. Vào ngày này, học trò đến thăm nhà thầy cô, tỏ lòng biết ơn thầy cô đã truyền dạy tri thức cho mình. Đây cũng là cách thể hiện đạo lý "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.
Hiện nay, việc chuyển động, thêm thắt hay buông bỏ một số phong tục hoặc thói quen truyền thống cũng là chuyện đôi khi/nhiều khi xảy ra trong sự phát triển xã hội hiện đại.
Chúng ta đang trong sự phát triển hiện đại, với mục tiêu "công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đô thị hóa" mà theo cụ Đào Duy Anh từng nhận xét là: "bi kịch của sự phát triển".
Xã hội Việt Nam hiện đại cần chấp nhận, tìm cách giải quyết hữu hiệu bi kịch này. Và nền giáo dục hiện đại sẽ phải là nơi tìm phương pháp tư duy nào tốt nhất để giải quyết "bi kịch" của sự phát triển.
Chúng ta, dù có tiến xa thế nào trong thời buổi hiện đại thì cũng cần giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp của phong tục, văn hóa dân tộc. Cách ứng xử với ông bà cha mẹ, thầy cô, các bậc cao nhân, lớn tuổi thể hiện đạo lý làm người, đức nhân sinh của một con người. Biết tiếp thu và phát triển phong tục văn hóa tốt đẹp sẽ dẫn chúng ta đến xã hội hiện đại hòa hợp với văn hóa truyền thống.
Đời người tựa như một ván cờ, đi sai một nước, thua cả ván cờ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận