"Mẹ ơi, con có phải là con ruột của ba không?" - Câu chuyện xúc động
Nhiều khi hai mẹ con tôi tự hỏi liệu có phải chồng coi con trai là “con ghẻ” hay không.

Tôi năm nay 43 tuổi, con trai duy nhất 12 tuổi. Nếu với các nhà khác, con một thường sẽ được cưng chiều còn với nhà tôi thì ngược lại. Chồng tôi ăn nói tục tĩu, thường xuyên dùng những từ ngữ thô tục để la mắng con. Hễ con có gì sai là anh nhiếc móc và luôn coi con như đồ bỏ đi.
Trong bữa ăn, con xin thêm chén cơm, chồng sẽ gắt: “Ăn gì ăn lắm, ăn như heo mà chẳng tích sự gì!”.
Con đi học về, vừa đặt cặp xuống chưa kịp chào ba, chồng tôi sẽ trợn mắt lên: “Miệng bị ai cắt lưỡi rồi à? Tốn tiền cho đi học mà cái lễ cơ bản nhất cũng không biết hả?”.
Nếu chồng không tìm được thứ gì trong nhà, người đầu tiên bị chửi mắng sẽ là con trai tôi: “Chỉ có thằng ấy lấy chứ không ai vào đây nữa cả?”. Thậm chí anh nói những lời khó nghe khác khiến tôi rùng mình khi nhắc lại...
Tôi từng nói đủ lời, phân tích lý lẽ nhưng đều bị mắng lại, chứ chồng không thay đổi. Chồng tôi từ trước đến nay có cái tính gắt gỏng giống như có thù với cả thế giới nhưng tôi không nghĩ anh lại đối xử quá tệ với con.
“Loại như nó là còn phải ăn tẩn nữa, nói chừng đấy đã là gì?”, chồng tôi thậm chí còn tuyên bố như thế. Dù tình cha con ngày càng tệ đi, không bao giờ con muốn gần ba, anh cũng mặc kệ.

Con trai nhiều lần khóc với tôi: “Mẹ ơi, con có phải là con ruột của ba không? Con không muốn sống cùng ba nữa!”.
Con nói mỗi sáng sớm mở mắt ra mà thấy ba là sợ hãi, đi học về thấy ba ở nhà cũng áp lực. Con bước chân đi đâu chạm trái với ba là sẽ bị mắng nhiếc vài câu gì đấy mà nếu ngồi yên trong phòng cũng bị chửi vì không chịu ra ngoài giao lưu. Mỗi khi ngồi ăn cơm mà không có ba ở nhà, con sẽ rôm rả nói cười với mẹ. Nhưng nếu có ba, con cúi gằm mặt mà ăn cho xong.
Ở trên lớp, con luôn được cô khen ngoan ngoãn và 6 năm liền là học sinh xuất sắc. Con cũng hòa đồng với bạn bè, vẫn tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhưng ở nhà, con không bao giờ dám kể về chuyện trường lớp ở trước mặt ba. Chỉ những khi ở cùng mẹ, tôi gặng hỏi mãi thì con mới nói vài chuyện cho qua. Tôi thương con đứt ruột vì cảm thấy con luôn mang một nỗi mặc cảm so với các bạn.
Nếu tôi muốn cho con tham gia câu lạc bộ hay lớp học thêm, kỹ năng nào, chồng tôi đều ngăn. Anh luôn nói mất công đầu tư làm gì vì trước sau “nó cũng chẳng nên cơm cháo gì”.
Một lần tôi thương con, đăng ký trộm lớp đá bóng cho con. Có hôm con mặc nguyên bộ đồ đồng phục về, chồng tôi phát hiện ra và cả hai mẹ con tôi bị la mắng té tát. Từ đó, tôi không còn dám lên tiếng gì nữa.
Tôi thực sự thấy lo lắng cho tương lai của con, sợ rằng cứ cái đà này thì con trai sẽ rơi vào trầm cảm. Đọc về những hậu quả khôn lường về việc bị chửi mắng nhiều, tôi thấp thỏm không yên.
Nhưng tôi không biết phải làm cách nào để có thể “cứu” con ra khỏi môi trường độc hại này. Chồng đối xử với tôi thì cũng bình thường, không ngọt ngào nhưng cũng không đến nỗi quá tệ.
Nhiều lần con trai thậm chí còn muốn mẹ bỏ ba để chỉ sống cùng với mẹ thôi, mà tôi không biết phải trả lời với con thế nào. Tôi chỉ biết ôm con, an ủi rằng luôn có mẹ ở đây bảo vệ con. Vì bản thân tôi cũng không có đủ dũng khí để ly hôn hoặc nuôi con một mình.
Tôi thực sự bế tắc khi sống trong cảnh này. Liệu có cách nào để chồng tôi thay đổi hay không?
(Theo Phunuonline)
Đọc thêm
Biết là so sánh nào cũng đều khập khiễng người âm thầm hi sinh, như hoa quỳnh lặng lẽ tỏa hương.
Đường đời tùy theo tâm mà lay chuyển, chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào trí lực của chúng ta. Khi bạn tích cực, cuộc sống sẽ tràn đầy tình yêu; khi bạn tiêu cực, cuộc sống sẽ ngập trong thù ghét.
Sau ngần ấy năm làm trong môi trường biên chế với đồng lương "nước nổi, bèo cũng nổi", tôi nhận thấy, càng giỏi, càng thạo việc... đường thăng tiến càng lận đận.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.