Đĩa cơm 5K của cậu bé Mù Cang Chải vào viện chăm mẹ - Câu chuyện xúc động
Nếu hôm nay bạn thấy cuộc sống của mình tội tệ thì mong bạn hãy nhớ rằng, cuộc sống còn những cảnh đời bất hạnh hơn chúng ta nhiều...

Một thanh niên trẻ bước vào quán cơm bình dân gần bệnh viện Yên Bái, gọi một suất cơm đầy đủ và ngồi xuống bàn. Vừa lúc đó, một cậu bé cũng bưng đĩa cơm xuống ngồi cùng bàn với anh. Cậu bé có gương mặt hốc hác, làn da ngăm đen, mặc chiếc áo thổ cẩm mỏng tanh và đôi dép lê tổ ong chỉ còn chút xíu nữa là đứt hết, có lẽ em là người dân tộc vùng cao. Đĩa cơm của em chỉ có một ít rau bắp cải luộc, hai miếng đậu phụ nhỏ lẫn mình trong màu trắng của chút xíu cơm.
– Em ăn ít thế?
– Dạ, em mua có 5 nghìn tiền cơm nên được bấy nhiêu thôi anh.
Chàng thanh niên nhìn xuống đĩa cơm 40 nghìn của mình, thương cảm cho cậu bé:
– Nhà em ở đâu, em xuống thành phố làm gì?
– Nhà em ở Mù Cang Chải. Mẹ em bị bệnh đang nằm trong viện. Bố em phải đi rẫy chăm dãy ngô để bán lấy tiền chữa bệnh cho mẹ, nên em xuống đây chăm mẹ.

– Em ăn ít vậy sao chăm nổi mẹ?
– Em phải để tiền lo cho mẹ nữa chứ anh. Em ăn xong rồi mua cháo cho mẹ luôn, cậu bé vừa nói vừa chỉ tay vào chiếc âu nhựa đựng cháo.
– Mẹ em bệnh nặng lắm, người ta bảo phải xuống bệnh viện, ở nhà uống thuốc lá cây không khỏi được. Bố em bán con trâu rồi, năm nay ngô cũng không được mùa, cái mưa, cái lạnh làm cho cả bản em khổ. Mỗi ngày em chỉ dám tiêu 14 nghìn thôi. 5 nghìn mua cơm trưa, 2 nghìn cháo sáng cho mẹ, 2 nghìn cháo trưa với 5 nghìn cháo chiều hai mẹ con cùng ăn.
Cậu thanh niên trẻ rớt nước mắt, gắp vội mấy miếng thịt sang đĩa cơm cậu bé:
– Em ăn đi, anh không ăn hết được.
Anh tiếp tục trút một nửa đĩa cơm sang cho cậu bé, mắt cứ nhòa theo đĩa cơm trắng:
– Em cứ ăn hết đi. Đừng ngại. Hết anh lại gọi.
– Cảm ơn anh, em không ăn hết được. Lát em mang vào cho mẹ ăn cùng.
– Em còn đi học không, học lớp mấy rồi?
– Em học hết lớp 3 rồi phải nghỉ. Nếu còn đi học thì năm nay em học lớp 6 rồi đấy. Cô giáo cũng đến nhà khuyên em đi học, em cũng thèm cái chữ lắm, nhưng thôi để khi nào em không nghèo nữa.
Cậu bé vừa nói vừa ăn vội đĩa cơm rồi nhanh chóng đứng dậy:
– Em phải vào đây không mẹ chờ.
Chàng trai vội dúi vào tay cậu bé một trăm nghìn:
– Đây, anh không có nhiều, em cầm lấy mua cháo cho mẹ.
– Dạ không được đâu anh. Em đâu có gặp được anh để trả.
– Không sao đâu, anh cho. Sau này em giàu, mà có duyên gặp lại thì trả anh cũng được.

Rồi anh giành vội chiếc âu đựng cháo của cậu và bảo bà chủ quán cho đầy một âu:
– Em cứ vào với mẹ đi, anh thanh toán cho.
Mắt cậu bé rưng rưng:
– Em cảm ơn anh đã cho em một bữa no bụng. Cảm ơn anh đã cho em tiền. Cảm ơn anh nhiều lắm.
– Không em à, anh mới phải cảm ơn em, cảm ơn em đã cho anh một cảm nhận, một góc khuất của những người trên bản cao. Hy vọng mọi điều tốt lành sẽ đến với em và gia đình.
“Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày” – Helen Keller
Xem thêm: Má tôi dạy sống một đời tử tế - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Đọc thêm
Ngẫm ở đời, con người ta tuy nghèo tiền của nhưng lại rất giàu nhân cách.
Tôi từng đi gõ cửa từng nhà, vay mượn khắp nơi để giúp chị. Thế mà khi tôi rơi vào cảnh khốn cùng, chị đã làm ngơ.
Hai hòa thượng tu ở 2 ngôi chùa ở hai quả núi gần nhau. Họ cùng gánh nước ở cùng 1 dòng suối, lâu ngày thành bạn thân. Cứ như thế, thời gian ngày ngày gặp nhau lúc gánh nước, bất giác đã 5 năm trôi qua.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.