8 triết lý uyên thâm của Gia Cát Lượng, sau này trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ

Gia Cát Lượng đã để lại nhiều triết lý nhân sinh "quý hơn vàng". Đó là những điều mà ông đúc rút được trong suốt cuộc đời làm mưu sĩ của mình.

Đỗ Thu Nga
10:23 04/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gia Cát Lượng (181 - 234), tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long, là một quân sư, nhà chính trị, ngoại giao kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là khai quốc công thần, Thừa tướng của nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc. Tuy nhiên, hình tượng của ông được biết chủ yếu qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Tam Quốc diễn nghĩa" của nhà văn La Quán Trung.

Năm 27 tuổi, ông được chiêu mộ làm quân sư, nhằm giúp khôi phục vương triều nhà Hán. Trong suốt thời gian phò tá Lưu Bị, ông đã góp nhiều công lớn, giúp xây dựng nên cơ đồ nhà Thục Hán. Trong đó, thành công lớn nhất là xây dựng liên minh Thục - Ngô để chống lại Tào Ngụy, hình thành nên thế chân vạc thời Tam Quốc.

8-triet-ly-uyen-tham-ngan-doi-con-gia-tri-cua-Gia-Cat-Luong-8

Sinh thời, Gia Cát Lượng cũng để lại nhiều triết lý chứa đựng ý nghĩa sâu sắc, trở thành kim chỉ nam cho nhiều thế hệ sau này. Đó là:

1. Cáo chi dĩ họa nan nhi quan kỳ dũng

"Cáo chi dĩ họa nan nhi quan kỳ dũng" là câu nói bất hủ của Gia Cát Lượng. Nghĩa của câu nói này là: đặt ra những tình huống nguy hiểm, khó khăn để xem sự dũng cảm của đối phương.

2. Dục tư kỳ lợi, tất lự kỳ hại, dục tư kỳ thành, tất lự kỳ bạ

Câu nói "Dục tư kỳ lợi, tất lự kỳ hại, dục tư kỳ thành, tất lự kỳ bạ" có nghĩa là: Ham muốn suy nghĩ về cái lợi thì tất sẽ lo lắng về cái hại, ham muốn suy nghĩ về sự thành công thì tất sẽ lo lắng về thất bại.

3. Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi

Gia Cát Lượng cũng từng nói: "Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi". Nó có nghĩa: Cần mẫn, vắt kiệt tâm can sức lực, cho đến tận khi chết mới thôi.

4. Phòng gian dĩ chính, khứ xa dĩ kiệm

Câu nói: "Phòng gian dĩ chính, khứ xa dĩ kiệm" của Gia Cát Lượng có nghĩa dùng chính để phòng kẻ gian, dùng tiết kiệm để loại bỏ lãng phí.

8-triet-ly-uyen-tham-ngan-doi-con-gia-tri-cua-Gia-Cat-Luong-9

5. Thế lợi chi giao, nan dĩ kinh viễn

"Thế lợi chi giao, nan dĩ kinh viễn", Gia Cát Lượng nói. Câu nói này có nghĩa con người mà dùng nịnh bợ để kết giao thì khó mà tiến được xa.

6. Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên hán sở dĩ hưng long dã

"Thân hiền thần, viễn tiểu nhân, thử tiên hán sở dĩ hưng long dã" - câu nói này có nghĩa là: Gần gũi với người có đức có tài, rời xa kẻ tiểu nhân, vì điều này mà Tiên Hán mới thịnh vượng.

7. Vạn sự cụ bị, chích khiếm đông phong

"Vạn sự cụ bị, chích khiếm đông phong" là câu nói mang triết lý sâu xa của Gia Cát Lượng có nghĩa mọi sự đã sẵn sàng chỉ còn chờ thời cơ.

8. Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ liêm

"Lâm chi dĩ lợi nhi quan kỳ liêm” - câu nói này của Gia Cát Lượng có nghĩa: Dùng lợi lộc, tiền bạc, công danh để đánh giá sự liêm chính của một người. Người liêm chính thì không đánh mất bản thân vì lợi lộc, tiền bạc hay công danh.

Xem thêm: Gia Cát Lượng chịu thua "kỳ phùng địch thủ" Tư Mã Ý ở điểm nào?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận