6 chữa vàng giúp bạn tìm thấy lối thoát trong bế tắc
Khi gặp khó khăn hãy nhớ ngay đến 6 chữ vàng này nhé. Nó sẽ giúp bạn tìm thấy lối ra nhanh nhất.

Trước đây từng có một người đàn ông luôn muốn tìm kiếm một giải pháp vạn năng, để gặp bất cứ khó khăn nào cũng có cách giải quyết hoàn hảo nhất. Thế nhưng, tìm kiếm mãi người đàn ông vẫn không tìm thấy câu trả lời mình ưng ý.
Thế là anh ta đến gặp một trí giả hỏi xin gợi ý. Vị trí giả này sau khi lắng nghe câu chuyện liền đem tặng cho anh ta một chiếc túi nhỏ nói rằng bên trong có 6 chữ vạn năng, đó là thứ mà anh đang tìm kiếm. Người kia mở ra xem thì thấy bên trong có 3 mảnh giấy viết lần lượt là: Bình tĩnh, đổi hướng, buông bỏ.
Bình tĩnh
Người đàn ông này vốn làm nghề bán chum vại, hàng ngày phải dậy sớm gánh hàng băng qua ngọn núi đến khu chợ xa để bán. Một hôm như thường lệ, ông ta đang trên đường gánh chum vại đi thì bị vấp chân, khiến một chiếc nắp vại lăn xuống bên kia núi.

Vừa tức vừa xót của, người đàn ông lẩm bẩm: “Không biết có ai muốn mua chiếc vại không còn nắm này không? Hay mình lại phải gánh đi gánh về mất công”. Nghĩ vậy rồi ông ta đá luôn cái vại xuống núi.
Đi thêm một đoạn, ông ta thấy chiếc nắp vại lũ nãy lăn xuống nằm lẫn trong đám cỏ, chẳng hề sứt mẻ gì. Tuy mừng rỡ nhưng vì trước đó đã đá cái vại đi, nghĩ rằng chắc nó cũng đã tan tành rồi nên giờ còn mỗi cái nắp thì cũng vô dụng. Càng nghĩ càng tức, ông ta liền rút đòn gánh đập nắp vại vỡ vụn.
Khi xuống chân núi, người đàn ông lại phát hiện chiếc vại vẫn nguyên vẹn nằm bên vệ đường. Bao cảm xúc vui mừng hối hận cứ thế đan xen vào nhau. Lúc này ông ta mới nhớ đến hai chữ “bình tĩnh” trong 6 chữ vạn năng mà vị trí giả kia đã ban tặng cho mình.
Đổi hướng
Một thời gian sau, ngôi làng của người đàn ông nổi lên nghề đi nhặt ngọc trai. Ngọc trai ngày một cạn kiệt mà dòng người lại đổ về ngày càng đông, lúc này người đàn ông lại đứng giữa hai sự lựa chọn nan giải: Ở lại tìm ngọc trai thì khó cạnh tranh với những người khác, mà nếu trở về tay trắng thì lại không cam tâm.
Lưỡng lự một hồi, người đàn ông bỗng nhớ tới mảnh giấy thứ hai của vị trí giả nọ có ghi hai chữ “đổi hưởng”. Thế là thay vì “cố đấm ăn xôi” tìm ngọc trong vô vọng, người đàn ông vét hết số tiền còn lại đi mua nước, lương thực và quần áo về bán lại cho khách phương xa ghé đến. Nhờ đó mà xoay chuyển được tình thế, trong nhà cũng dần có của ăn của để hơn trước.
Buông bỏ
Ngày nọ, người đàn ông thấy vợ mình ngồi buồn bã trong phòng, hỏi ra mới biết vợ đánh rơi tiền khi đi chợ nên buồn rầu tiếc của. Nghe vợ kể xong, ông nhớ ngay đến mảnh giấy thứ 3 trong túi 6 chữ vạn năng kia có ghi hai chữ “buông bỏ”.
Thế là ông cất lời an ủi vợ mình: “Lần trước bà nhặt được tiền nhưng chỉ phấn khởi có một lúc, bây giờ mất tiền lại than thở cả ngày trời. Dù bà có tự trách nhiều hơn thì tiền cũng không quay lại, thế thì khóc lóc buồn bã có đáng khong?”. Nghe chồng nói có lý, người vợ liền cảm thấy tâm trạng dễ chịu hơn rất nhiều.
Bình tĩnh giúp chúng ta nhìn nhận sự việc một cách khách quan, tích cực hơn. Đổi hướng lại giúp chúng ta giải quyết sự bế tắc trước mắt và tìm ra cơ hội mới phù hợp hơn.
Cuối cùng, khi biết chắc sẽ không có kết quả gì thì nên buông bỏ, chỉ nên để tâm vào những điều xứng đáng và có ích. Làm được những điều này cuộc sống sẽ tự nhiên thoải mái hơn rất nhiều.
Xem thêm: Cổ nhân nói: Đàn ông có 5 nét tướng này chắc chắn là kẻ lăng nhăng, lấy về khổ cả một đời
Đọc thêm
Tranh cãi với người khác là điều không nên. Vì vậy, cổ nhân dạy bước vào tuổi trung niên, không nên tranh cãi với 3 loại người này.
Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".
Sống ở đời nên nhớ, tâm hại người thì không nên có, nhưng tâm đề phòng người nhất định phải có.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.