10 câu nói ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung

Giang hồ dưới ngòi bút của Kim Dung có những nhân vật anh hùng, những câu chuyện tình yêu cảm động và những triết lý nhân sinh sâu sắc.

Đỗ Thu Nga
17:13 17/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kim Dung là 1 trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Tài năng của ông được thể hiện rõ nét qua loạt tiểu thuyết kiếm hiệp như Tuyết Sơn Phi Hổ, Thần điêu đại hiệp, Thiên Long bát bộ, Ỷ thiên đồ long ký, Tiếu Ngạo giang hồ... 

Dưới ngòi bút của Kim Dung, giang hồ có những anh hùng kiệt xuất, có những câu chuyện tình cảm động... và những triết lý nhân sinh.

Cao Hiểu Tùng từng nói: "Kim Dung đã tạo ra một thế giới giang hồ cho chúng ta. Nếu không có Kim Dung, tuổi trẻ của chúng ta sẽ hụt hẫng biết bao".

10-cau-noi-an-chua-triet-ly-nhan-sinh-trong-tieu-thuyet-kim-dung-0
Cố nhà văn Kim Dung

Dưới đây là 10 câu nói triết lý nhân sinh sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung:

1. “Hỏi thế gian tình ái là chi mà đôi lứa thề nguyền sống chết. Nam Bắc hai nơi rồi ly biệt, mưa dầm dãi nắng hai ngả quan san. Thiếp nhớ chàng muôn vàn đau khổ. Chung quy một kiếp tình sầu, ngày vui gang tấc, ngàn sầu biệt ly” - Thần điêu  đại hiệp

Có lẽ đây là bài thơ bất hủ mà hầu như độc giả nào cũng thuộc sau 1 lần xem phim hoặc đọc truyện Thần điêu đại hiệp của cố nhà văn Kim Dung. Người đọc đoạn thơ này là Lý Mạc Sầu. 

Đây có lẽ là nhân vật đáng thương nhất trong tiểu thuyết của Kim Dung. Cô là đệ tử phái Cổ Mộ, từng yêu 1 người đàn ông phụ bạc. Cả đời cô là chuỗi ngày hận tình và chết cũng vì tình khi gieo mình xuống biển lửa của Tuyệt tình cốc.

2. "Chỉ cần một đời hành sự không có gì phải thẹn với lòng, thì cũng không uổng làm người trên đời một dịp" - Anh hùng xạ điêu

Trong Anh hùng xạ điêu, Thành Cát Tư Hãn đã lấy tính mạng của mẹ Quách Tĩnh là Lý Bình ra uy hiếp Quách Tĩnh phải dẫn binh tấn công Đại Tống. Lúc đó, Lý Bình đã lấy cái chết ra để ngăn cản. Trước khi trút hơi thở cuối cùng bà đã gượng nói với Quách Tĩnh câu trên.

Quách Tĩnh nghe lời răn của mẹ đã từ bỏ vinh hoa phú quý, trở về cố hương và trở thành 1 vị anh hùng xuất chúng. 

10-cau-noi-an-chua-triet-ly-nhan-sinh-trong-tieu-thuyet-kim-dung-9

3. "Làm người, lúc nên mù thì cứ mù, cố gắng thoải mái được nhường nào thì cứ thoải mái" - Lộc đỉnh ký

Lộc Đỉnh ký không chỉ có miêu tả ánh hào quang của người anh hùng mà còn là cuộc đấu tranh vùng vẫy của những kẻ tiểu nhân. Cụ thể, Trương Khánh Niên - một chỉ huy đội lính vệ binh nhỏ nhoi, thích nịnh hót, tâng bốc Vi Tiểu Bảo để thăng chức. Câu nói trên đã trở thành câu nói nổi tiếng của anh ta.

Con người đôi khi phải học cách buông bỏ mọi chấp niệm của bản thân. 

Hoàng Đình Kiên từng nói: "Cuộc đời này không bao giờ có 2 từ nhàn hạ, tranh thủ thời gian được mấy hồi".

Nếu bạn xem mọi thứ trên đời này đều đặt nặng quá mức, bạn sẽ trở nên đầy bận rộn và mệt mỏi.

4. “Thông minh quá ắt tổn thương, tình sâu quá ắt tổn thọ, mạnh mẽ quá ắt chịu nhục, vậy nên, hãy là người quân tử khiêm nhường, ấm áp như ngọc sáng” - Thư kiếm ân cừu lục

Thông minh quá sẽ có lúc bị trí tuệ làm tổn thương, si tình quá sẽ có lúc bị ái tình làm cho đau khổ, giàu quá sẽ có lúc bị tiền bạc làm cho khánh kiệt và kiêu ngạo quá sẽ lúc bị danh lợi làm cho ê chề... 

Vì sao Phật gia giảng ‘Thủ Trung’, Nho gia giảng ‘Trung Dung’, Đạo gia giảng ‘Âm Dương cân bằng’? Bởi vì các bậc Thánh nhân, Giác Giả đã thấu hiểu một chân lý rằng “chỉ có ở giữa là Đại Đạo”, hễ vượt quá giới hạn đều bước sang cực đoan, mà xưa nay trạng thái cân bằng mới là bền vững nhất.

10-cau-noi-an-chua-triet-ly-nhan-sinh-trong-tieu-thuyet-kim-dung-8

5. "Điều quý giá nhất trên đời là tình yêu đích thực của hai trái tim, nó là kho báu không có vật có giá trị nào có thể so sánh được"  - Tuyết sơn phi hồ

Trong Tuyết sơn phi hồ, khi Hồ Phu nhân hỏi Hồ Nhất Đao cần bà ấy hay cần kho báu thì Hồ Nhất Đao trả lời, chọn Hồ phu nhân. Như lời Hồ Nhất Đao nói, điều quý giá nhất trên đời chính là tình yêu. Tiền bạc chỉ là công cụ hàng hóa, có tình yêu chính là phong cảnh đẹp nhất của nhân sinh.

Trong cuộc sống này, tiền chỉ mang lại cho chúng ta sự phóng túng nhưng tình người còn quan trọng gấp vạn lần tiền bạc. Sống trên đời, muốn an yên cứ "tuận tình mà làm, gặp sao yên vậy". 

6. "Biết nhận sai và ăn năn hối lỗi  phàm là có lợi,chèn ép người khác thì chẳng có ích gì" - Thiên long bát bộ

Tiêu Viễn và Mộ Dung Phục trong Thiên long bát bộ là kẻ thù không đội trời chung. Một người thân mang hận thù, một người quá tham vọng.

Cả hai được một vị sư quét rác trong Tàng Kinh các của Thiếu Lâm Tự chỉ cho đường sống và sau đó đều tỏ ra ăn năn sám hối. Lời thú tội giống như tấm gương, nó giúp chúng ta nhìn ra sai lầm của mình để tạo ra cơ hội sửa chữa.

10-cau-noi-an-chua-triet-ly-nhan-sinh-trong-tieu-thuyet-kim-dung-7

7. "Hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai" - Tiếu ngạo giang hồ

Đây là quan điểm tình yêu độc đáo và khúc triết của Nhậm Doanh Doanh (và cũng có thể là của cả cố nhà văn Kim Dung). Vì suy nghĩ như vậy nên Doanh Doanh luôn có một lòng vị tha hết mực với Lệnh Hồ Xung ( (dẫu trong lòng anh ta luôn phảng phất hình bóng của người thanh mai trúc mã Nhạc Linh San).

8. "Đạo trời là lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, bởi vậy hư có thể thắng thực, không đủ thắng được có thừa" - Cửu âm chân kinh

Quan điểm này là sự hòa trộn hoàn hảo giữa triết lý Phật gia và Đạo gia. Kim Dung luôn cho rằng không có gì là tuyệt đối cả. Mọi vật trên thế gian đều có điểm yếu và cách khắc trị.

10-cau-noi-an-chua-triet-ly-nhan-sinh-trong-tieu-thuyet-kim-dung-6

9. “Họ mạnh mặc họ mạnh, gió mát phẩy núi đồi. Họ ngang mặc họ ngang, trăng sáng soi sông lớn” - Ỷ thiên đồ long ký

Những người có chí hướng sẽ chuyên tâm luyện tập để tạo ra thành tựu. Họ không để ý đến thành bại, tốt xấu, khen chê của người đời. Trong tâm có Đạo thì lúc nào cũng vui - Đó là điều mà Nho gia vẫn giảng: “An bần lạc Đạo” (yên lòng với cảnh nghèo mà vui với Đạo), hay: “Triệu văn Đạo tịch khả tử” (sáng nghe Đạo, tối chết cũng cam lòng).

10. "Ta không tin thứ lễ giáo ăn thịt người không nhả xương ấy thì người ta bảo ta là tà ma ngoại đạo. Ta là tà ma ngoại đạo nhưng so với bọn khốn khiếp luôn miệng nói nhân nghĩa đạo đức để hại người e còn thua một chút đấy" - Đông tà Hoàng Dược Sư trong Anh hùng xạ điêu

Câu nói thể hiện sự căm phẫn của Hoàng đảo chủ với những thứ lễ giáo phong kiến lạc hậu.

Là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong tiểu thuyết Kim Dung, chất chính hay tà trong con người của Hoàng Dược Sư thật sự vẫn còn là điều bí ẩn.

15 phát ngôn uyên thâm của người Do Thái giúp bạn nhận ra nhiều điều

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận