Mọi chuyện trên đời xảy ra đều có lý do, tất thảy đều là bài học quý giá
Trong cuộc sống, tuy mọi chuyện không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, nhưng chúng xảy ra không phải là ngẫu nhiên, mà là những bài học quý giá.

Mọi chuyện xảy ra đều có lý do của nó, đó là để tặng cho ta một bài học nào đó. Dù ta đến nơi nào, gặp phải những ai, hay vấp phải bao nhiêu thử thách, thì đó đều là những người ta cần phải gặp, là những sự việc ta cần trải qua.
Sẽ có người mang đến cho ta cơ hội, vì vậy hãy học cách trân trọng và nắm bắt. Chẳng phải người thành đạt nào cũng từng có lần vấp ngã? Nếu không có người cổ vũ, không có người giúp đỡ, cũng không có ai hỏi han ân cần, vậy khi khó khăn qua đi chính là lúc ta trưởng thành, và khi khó khăn qua đi, phía trước lại là một bầu trời rực sáng.

Dù cuộc sống có bất công đối với ta thì hãy cứ nỗ lực, can đảm, và hy vọng. Bởi người duy nhất luôn ở bên và giúp đỡ ta khi hoạn nạn là bản thân chúng ta. Thời gian chỉ là phông nền cho cuộc sống để ta không ngừng nâng cao tài năng và tu dưỡng nhân cách.
Cho dù bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, thì hãy yêu và đón nhận. Hãy học hỏi nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, và mở rộng tấm lòng để cảm nhận nhiều hơn. Đừng thu mình trong vỏ ốc của bản thân mà hãy cải thiện chính mình.
Thuận theo tự nhiên mà sống, đừng nên đắm mình trong quá khứ, cũng không nên luống cuống đi tìm tương lai, như vậy bạn sẽ luôn vui vẻ và lạc quan để sống. Nếu gặp phải khó khăn, hãy mạnh mẽ; Nếu gặp chuyện không như ý, hãy tin rằng ông Trời đã có sắp đặt khác; Và nếu gặp phải trắc trở, hãy tự nhủ bạn cần phải can đảm và kiên trì.
Hãy luôn sống vui vẻ và hạnh phúc, bởi tất cả khó khăn chỉ là khảo nghiệm. Tất cả những mất mát sẽ được bù đắp vào một lúc nào đó, và chỉ có tin vào chính mình thì thời gian mới không bỏ rơi ta.

Ngẫm lại thì, nhân sinh quả thật rất ngắn ngủi. Tuổi thọ trung bình con người khoảng 75 tuổi, tương đương 900 tháng, hơn 30.000 ngày. Thoạt nghe cứ nghĩ là nhiều, nhưng hỡi ôi, càng về sau càng cảm thấy thời gian như ít dần lại, tựa pin điện thoại bị chai sạn. Cũng chẳng biết khi nào thì số tận, là 10 năm, 20 năm hay 30 năm nữa?
Dù có thế nào thì, ai cũng sẽ phải chết, sinh lão bệnh tử chính là quy luật tất yếu. Khi ta biến mất đi, sẽ có ai còn nhớ, ai còn yêu mến ta. Sau bao nhiêu năm dài, rồi những dấu vết tồn tại của ta trong quá khứ sẽ bay biến hết. Nghĩ đến đây, lòng ta có nên buông bỏ không, còn gì để vương vấn nữa không? Nhìn xem, tất cả đều không còn trọng yếu nữa. Suy cho cùng, tất cả chỉ là bài học mà thôi.
Xem thêm: Chuyện về việc chặt cây: Hành động nhỏ "bóc trần" nguyên nhân thất bại hiếm ai hay
Đọc thêm
Trong cuộc đời, có lẽ ta sẽ phải trải qua rất nhiều yếu tố, nhưng lúc ấy nên thấm thía lời dạy cổ nhân mà đừng trách cứ người khác.
Nhân phẩm là thước đo giá trị của một người, dù tốt hay xấu cũng đều ảnh hưởng tới cuộc sống và tiền đồ sau nay của cá nhân đó.
Lời nói có thể là con dao hai lưỡi, nếu không tỉnh táo sử dụng cũng như xem xét nó, rất có thể ta sẽ tự chuộc họa vào thân.
Tin liên quan
Đọc xong bài văn đạt giải nhất quốc gia cách đây hơn 20 năm, ta không khỏi cảm thấy trầm trồ ngưỡng mộ trước những áng văn chương sâu sắc đến thế.
Với mong muốn kiếm tiền chăm nom mẹ già, người phụ nữ ở TP.HCM này bắt đầu làm nghề xe ôm công nghệ dù đã bước sang tuổi 54.
Hi vọng giúp giới trẻ thêm hứng thú với bộ môn lịch sử, hai nữ sinh lớp 9 ở Gia Lai đã thiết kế phần mềm tra cứu sử Việt.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.