Nỗi niềm giáo viên làm môi giới đất: "Phải sống trước khi nói chuyện thanh cao"

Việc giáo viên có thêm nghề tay trái cũng không phải hiếm, nhưng vì sao nhiều người lại đánh giá nếu họ đi làm "cò đất" - hay còn gọi là môi giới đất?

Chi Nguyễn
09:29 26/11/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giờ đây, việc mỗi người có thêm nghề tay trái không phải điều gì hiếm, bởi ai cũng muốn tăng thêm thu nhập cho cuộc sống đỡ vất vả. Tất nhiên, giáo viên cũng không phải ngoại lệ, mặc cho công việc trên trường lớp cũng đã đủ mệt mỏi, căng thẳng rồi. Chẳng qua vì chuyện cơm áo gạo tiền, họ quyết định dành thời gian rảnh để lao ra đường kiếm tiền, làm đủ thứ nghề, và nghề môi giới đất là một trong những lựa chọn của họ. Thế mà, vẫn có không ít người khăng khẳng cho rằng, giáo viên là nghề cao quý, không nên trở thành con buôn. Giáo viên làm "cò đất" như vậy, làm sao có thể dạy học trò sự chính trực?

Chia sẻ về điều này, tác giả Phan Tuyết đã có một quan điểm đáng suy ngẫm: "Giáo viên làm cò đất: Phải sống trước khi nói chuyện thanh cao". Chị cho rằng, đừng lên áo giáo viên làm thêm, cũng đường phân biệt việc này, việc kia. Miễn sao công việc ấy hợp pháp, không hề vi phạm pháp luật thì nên được trân trọng. 

Vì sao giáo viên phải "chân trong chân ngoài"?

giao-vien-lam-moi-gioi-dat-phai-song-truoc-khi-noi-chuyen-thanh-cao
Thu nhập không cao, nhiều giáo viên phải "chân trong chân ngoài". Ảnh minh họa

Vì sao giáo viên ngày càng phải đi làm thêm nhiều thế, trong khi công việc trên trường lớp cũng đã đủ bận rộn? Thực ra, không ai mà không muốn nghỉ ngơi cả, chỉ có điều tài chính bấp bênh, cuộc sống còn nhiều bộn bề lo toan thì làm sao có thể thảnh thơi được. Con bệnh không có tiền thuốc thang, con ốm yếu không có tiền mua thuốc bổ,... 

Nhu cầu tối thiểu đôi khi còn không lo nổi, huống chi đến việc có tiền rảnh rỗi mà tiết kiệm, đầu tư? Làm cha mẹ ai nỡ thảnh thơi cho bản thân mà để con chịu khổ? Đồng lương giáo viên "còm cõi" chưa đến chục triệu đồng làm sao có thể đủ nuôi mình và nuôi con? Thậm chí những gia đình có hoàn cảnh hơn, vợ/chồng thất nghiệp hay bố mẹ già đau yếu thì xoay xở thế nào? Đó là chưa kể đến việc giáo viên đang là một trong những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch COVID-19. 

Hơn nữa, cuộc sống không phải chỉ có gia đình và bản thân. Còn phải duy trì các mối quan hệ khác như bạn bè, đồng nghiệp,... Mỗi tháng nhận được 1 cái thiệp cưới, một thiệp mời thôi nôi,... thoắt cái coi như đã bay đứt một tháng lương. Nếu không làm thêm, tiền lo toan cho gia đình còn chưa đủ nói gì đến chi phí sinh hoạt khác?

Nghề nào cũng là nghề

giao-vien-lam-moi-gioi-dat-phai-song-truoc-khi-noi-chuyen-thanh-cao
Không thể kiếm thêm tiền bằng tri thức, họ đành phải làm những công việc khác, như shipper, môi giới đất,...

Giáo viên nếu có làm thêm, chắc hẳn phù hợp nhất là dạy thêm, bổ túc cho học sinh, sinh viên. Thế nhưng, không phải lúc nào cũng có điều kiện để làm điều này. Không thể kiếm thêm tiền bằng tri thức, họ đành phải làm những công việc khác. Đó có thể là xe ôm, làm shipper, bán hàng, làm bảo hiệm, môi giới đất... Vậy mà vẫn có người nói những công việc ấy thấp hèn, làm mất hình ảnh giáo viên đạo mạo, cao sang.

Tại sao chúng ta vẫn thường nói nghề nào cũng đáng quý, công việc nào cũng đáng trân trọng. Vậy giáo viên đi làm môi giới đất hợp pháp có gì sai? Đừng lên án giáo viên làm thêm, đừng phân biệt công việc này với công việc khác. Miễn là công việc ấy hợp pháp, không vi phạm pháp luật thì đều đáng trân trọng. Khi bụng no, thân ấm, đầu bớt phải nghĩ về cơm áo gạo tiền thì làm việc gì cũng tốt. 

giao-vien-lam-moi-gioi-dat-phai-song-truoc-khi-noi-chuyen-thanh-cao
Nếu có lên án, thì hãy lên án những thầy cô tận dụng thời gian giảng dạy trên lớp để làm việc riêng

Nếu có lên án, thì hãy lên án những thầy cô tận dụng thời gian giảng dạy trên lớp để làm việc riêng. Giờ dạy học không thể thường xuyên nghe điện thoại, trả lời tin nhắn của khách, bỏ lớp đi giao dịch hay nhờ người khác dạy thay. Suy cho cùng, dù làm việc riêng nào cũng không được bỏ bê việc chính. Những giáo viên đem việc làm thêm vào trường học quả thực nên bị lên án về hành động đó, nhưng còn về công việc thì không nên phán xét. 

Giáo viên cũng cần phải sống, cần lo cho gia đình, không thể cứ cho rằng nghề dạy học là nghề cao quý, thầy cô giáo phải đạo mạo, cao sang, cuộc sống phải thanh bần mới là nhà giáo mẫu mực.

Theo Phan Tuyết/ Giáo Dục Việt Nam

Xem thêm: Nỗi trăn trở của dân môi giới bất động sản: Được nhiều hơn mất nhưng cũng lắm gian truân

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận