Cổ nhân dặn rằng: "Thua bởi kiêu ngạo, thất bại do lười biếng", có nghĩa là gì?
Sinh ra giữa biển người, không ai tránh được việc mâu thuẫn với kẻ khác. Vì thế, hãy nhớ kỹ lời căn dặn cổ nhân để tránh xích mích không đáng có.

Sống ở đời, muốn có sự bình yên, an nhàn, nhất định phải biết đối nhân xử thế. Để làm điều đó, nhất định phải nhớ những lời căn dặn của cổ nhân đầy sâu sắc, tồn tại cả ngàn năm qua.
Cổ nhân từng dạy, thua bởi kiêu ngạo, thất bại do lười biếng. Vốn dĩ, giấu dốt là điều dại dột, nhưng biết giấu sự khôn ngoan lại là một dạng trí tuệ. Con người sống trên đời không phải lúc nào cũng khoe ra, mà nên học cách che đậy sự sắc sảo của mình.
Thua bởi kiêu ngạo

Người tài giỏi thì rất nhanh nhẹn, tài trí nên có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội và nảy sinh ra những ý tưởng hay ho. Nhưng hầu hết họ đều dễ thất bại là bởi tính cách quá kiêu ngạo của chính mình.Lúc nào họ cũng phớt lờ người khác, cho rằng mình đã đủ giỏi, không cần học hỏi gì từ những người khác cả. Khi một người kiêu ngạo thì họ sẽ trở nên tự cao tự đại, đắm chìm trong vòng hào quang do bản thân tự vẽ ra.
Nhìn ở một góc độ khác có thể thấy người kiêu ngạo chỉ số IQ rất cao nhưng chỉ sổ EQ lại thấp, do đó khó lòng thu phục được người khác. Tài năng, trí tuệ thực sự là biết những điều mà bản thân mình không biết để nỗ lực học tập và tiến xa hơn nữa.
Trong cuộc sống này, chỉ có những người có tài mà lặng lẽ, có công mà biết thận trọng, có thành tựu nhưng khiêm tốn thì mới là bậc đại tài thực sự.
Lười biếng mà thất bại

Trên đời này có nhiều người bình thường, lý do họ không thể đặc biệt là vì họ không đủ tài năng mà vì họ rất lười biếng.
Trong thời đại ngày nay, hầu hết ai cũng muốn sống một cuộc đời có nhiều tiền, chỗ làm gần nhà, quyền cao chức trọng nhưng trách nhiệm thì ít, mong được ngủ đã đời rồi thức dậy. Đúng thì đây chính là sự thoải mái mà nhiều người khao khát, nhiều người còn coi trạng thái sống này chính là mục tiêu. Nhưng thực tế đây là lười biếng, không muốn làm mà muốn có ăn.
Nghỉ ngơi nhưng thực tế đó chỉ là sự buồn chán. Trạng thái sống này sẽ bào mòn đi tính cách của bạn, làm tiêu tan đi hi vọng và khiến đầu bạn ngày càng tụt hậu đi. Khi bạn mất đi phương hướng, bạn hoang mang hơn về cuộc sống và sống vất vơ vất vưởng như một cái xác vô hồn. Trong khi đó những người bình thường nhưng chăm chỉ, tận tâm với công việc thì họ sẽ nhận được sự công nhân từ mọi người. Điều khiến một thiên tài trở nên phi thường trong mắt mọi người không phải là tài năng vượt trội mà chính là sự nỗ lực không ngừng của họ.
Đây chính là sự khác biệt giữa người tầm thường và người bình thường. Bạn có thể bình thường, nhưng đừng sống cuộc đời tầm thường khiến người khác coi khinh.
Theo Kiến thức
Xem thêm: Bạn bè chính là phong thủy cuộc đời: Người bạn của ta thế nào, cuộc đời ta sẽ là thế ấy
Đọc thêm
Cổ nhân từng nhắn nhủ rằng, ở đời có 3 loại tiền đừng nên tiết kiệm, nhất định phải tiêu vì càng tiêu càng thu được nhiều.
Tết Trung Thu chúng ta được chơi trò chơi dân gian, ngắm trăng phá cỗ, thưởng thức hoa sen... vậy vì sao cổ nhân lại e sợ: "Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông".
Sống trên cuộc đời này, hãy học cho mình cách biết thế nào là vừa đủ. Vậy nên, cổ nhân mới dạy "Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài".
Tin liên quan
Cô đơn là cảm giác ai cũng từng trải qua, khiến ta chán nản, buồn bã. Khi ấy, những câu nói hay này sẽ phần nào xoa dịu nỗi buồn của ta.
Không có nhiều dự án mới được cấp phép, nguồn cung khan hiếm khiến cho giá nhà chung cư ở Hà Nội tăng chóng mặt thời gian qua.
"Dục tốc tắc bất đạt" được trích từ cuốn "Luận ngữ", là lời mà Khổng Tử dặn Từ Hạ, ý nói nóng vội không có lợi như ta tưởng.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.