Cách bà mẹ người Do Thái dạy con thành thiên tài: Mỗi đứa trẻ là một "nguyên liệu" khác biệt

Với bà mẹ người Do Thái Sara Imas, dạy con cũng như nấu nướng, mỗi đứa trẻ là một nguyên liệu khác biệt, đừng bắt con cá phải thành con tôm.

Chi Nguyễn
15:16 02/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đôi khi ta sẽ gặp một tình huống khá phổ biến là bố mẹ muốn một kiểu, nhưng con cái lại thích một kiểu. Chẳng hạn, một bà mẹ muốn con học piano, nên mời một cô giáo rất giỏi về dạy. Thế nhưng, con trai của cô ấy lại chẳng thích học, chỉ ngồi tập qua quýt cho xong, sểnh ra là chạy đi đá bóng với bạn.

Có thể thấy rằng, rõ ràng đứa trẻ thích đá bóng, nhưng mẹ nó lại muốn con học piano. Nói về điều này, tác giả cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" Sara Imas - bà mẹ người Do Thái dạy 3 người con thiên tài có một quan niệm rất khác.

Mỗi đứa trẻ đều khác biệt

cach-ba-me-nguoi-do-thai-sara-imas-day-3-con-thanh-thien-tai
Sara Imas cho rằng, mỗi một đứa trẻ là một nguyên liệu khác nhau, và nguyên liệu nào phải được nấu bằng cách tương ứng

Sara Imas cho rằng, mỗi một đứa trẻ là một nguyên liệu khác nhau, và nguyên liệu nào phải được nấu bằng cách tương ứng. Chẳng hạn, với con tôm, ta phải cắt bỏ đầu tôm trước khi chế biến. Còn với cá, ta phải mổ bụng, bỏ ruột,... trả qua nhiều công đoạn mới có thể chế biến.

Theo bà mẹ Do Thái này, những thứ ta vứt đi đó đều là khuyết điểm của con, khi bỏ hết đi thì con sẽ thành tài. Khi nấu nướng, ta thêm thắt các gia vị như muối, đường,... cũng giống như ta uốn nắn, giáo dục con nên người. Mỗi đứa trẻ là nguyên liệu khác nhau, thì gia vị trong giáo dục cũng phải khác nhau. Đâu thể cứ ép đứa trẻ làm theo ý muốn, đến khi trẻ phản ứng thì lại chán nản, đổ lỗi cho trẻ, như vậy liệu có hợp lý không?

Không có thứ gì bất biến

Con người ta sẽ liên tục thay đổi, mỗi thời điểm khác nhau một khác. Chẳng hạn, hôm nay con vui vẻ thì nó là một món cá, nếu tâm trạng buồn bá thì nó sẽ trở thành một miếng sườn, chứ không phải lúc nào cũng là cá. Nhân sinh quan, giá trị quan được tiếp xúc với nhiều mặt trong xã hội, trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau.

Tùy từng thời điểm, con cái sẽ biến thành những "nguyên liệu" khác nhau, và ta cần phải tùy cơ ứng biến để chế biến chúng theo những cách khác. Có nghĩa là, bậc làm cha mẹ cũng phải không ngừng học hỏi, tiến bộ, làm theo kinh nghiệm của những người khác hoặc tự tìm cách giải quyết vấn đề.

Không có con cá nào giống con cá nào

cach-ba-me-nguoi-do-thai-sara-imas-day-3-con-thanh-thien-tai
Người Do Thái không quá đề cao việc ganh đua, họ chỉ muốn con làm tốt nhất khả năng có thể

Hãy thử từng con đứng trước bể cá, và cùng nhìn những con cá đang bơi trong bể. Có con cá bơi chậm, có con bơi vô định, nhưng cũng có con chẳng hề bơi. Khi không thể nhìn thấy con của chính mình, ta chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, chỉ thấy khoảng trời trên đầu mà chẳng chú ý tới khoảng trời của con.

Nếu chẳng có con cá nào giống con cá nào, vì sao bố mẹ cứ bắt con phải học giỏi đều giống các bạn? Nếu ai cũng được điểm 10, vậy thì điểm 9 sẽ thuộc về ai? Người Do Thái không quá đề cao việc ganh đua, họ chỉ muốn con làm tốt nhất khả năng có thể. Mỗi đứa trẻ là duy nhất, là khác biệt, chúng ta cần có những đòi hỏi khác nhau với chúng, đừng bắt con mình phải giống hệt với những đứa trẻ khác.

Ngay cả người lớn cũng vậy, vẫn sẽ có lúc tâm trạng hôm nay không giống hôm qua. Chẳng hạn, cùng một món ăn, nếu hôm nay tâm trạng tốt, món ăn ta làm ra sẽ rất ngon; ngược lại nếu tâm trạng không tốt, món ăn ấy chẳng được như ý. Dù chỉ là một khác biệt rất nhỏ cũng đủ để tạo ra khác biệt lớn.

Mùi vị hôm nay sẽ khác hôm qua

cach-ba-me-nguoi-do-thai-sara-imas-day-3-con-thanh-thien-tai
Khi chọn nguyên liệu, ta cần xem xét liệu nguyên liệu ấy đã đủ độ "chín" hay chưa

Khi chọn nguyên liệu, ta cần xem xét liệu nguyên liệu ấy đã đủ độ "chín" hay chưa. Mỗi đứa trẻ lại có một kiểu thông minh khác nhau, không thể bắt trẻ bắt chước bạn được. Sự khác biệt giữa thiên tài và nhân tài nằm ở chỗ thiên tài tìm được con đường đi phù hợp với năng lực của mình. 

Trong quá trình nấu nướng, tâm trạng là yếu tố rất quan trọng. Dạy dỗ con cái cũng như vậy, phụ huynh cần tìm ra điểm mạnh của con và chấp nhận nó, đừng đem ước mơ của mình áp đặt lên con. Có như thế, ta mới giữ được tâm trạng tốt nhất để dạy con, mà con cái cũng vui vẻ và tự giác học tập.

Tham kháo cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương"

Người Do Thái: Không phải IQ, tài ăn nói mới là yếu tố chiếm tỉ lệ 50% thành công

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận