Ngẫm
Bật mí câu hỏi tuyển dụng duy nhất của Elon Musk để biết ngay ai là người tài, ai là kẻ "chém gió"
Không chỉ là một người giỏi kiếm tiền, tỷ phú Elon Musk còn thể hiện mình có tài nhìn người với câu hỏi tuyển dụng duy nhất này.

Trước kia, dù thương hiệu xe điện Tesla đã nổi tiếng khắp thế giới, nhưng Elon Musk chưa bao giờ nằm trong danh sách 10 người giàu nhất thế giới của Forbes. Đáng chú ý, dù phải trải qua một năm 2020 đầy biến động vì đại dịch COVID-19, Elon Musk vượt qua tỷ phú Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới vào đầu năm nay.
Hiện nay, tuy "ngôi vương" đã bị ông Bezos lấy lại, Elon Musk khiến nhiều người nể phục khi là người giàu thứ 2 thế giới với khối tài sản 171 tỷ USD. Câu chuyện làm giàu cũng như triết lý kinh doanh của vị tỷ phú 49 tuổi đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng.

Theo CNBC, sự thành công của Tesla và SpaceX một phần đến từ quy trình tuyển dụng nhân sự mà Elon Musk áp dụng. Trong một lần phỏng vấn vào năm 2014, vị tỷ phú này từng khẳng định: "Không nhất thiết phải có bằng cấp đại học, thậm chí không có bằng trung học cũng được". Theo Musk, kinh nghiệm và năng lực phi thường là yếu tố quyết định trong việc tuyển dụng của ông. Dù vậy, làm sao để nhận ra ai là người giỏi thực sự, và ai là người chỉ biết chém gió trong lúc phỏng vấn?
Trong một lần phỏng vấn vào năm 2017, CEO Tesla đã chia sẻ bí quyết rằng: "Tôi luôn hỏi họ cùng một câu thôi... Hãy kể cho tôi nghe một số vấn đề khó khăn nhất mà anh/chị đã đối mặt và cách giải quyết chúng". Với câu hỏi duy nhất này, cùng với kinh nghiệm lâu năm cùng khả năng nhìn người, Musk đã tuyển về cho các công ty mình sở hữu vô số người tài,
Musk sau đó giải thích: Chỉ những ai đã trực tiếp giải quyết vấn đề mới biết chính xác khó khăn đó được xử lý ra sao. Những người đã đối mặt với thử thách khi đó sẽ không thể quên được cách vượt qua nó, họ có thể kể vanh vách các tiểu tiết. Trong khi đó, những kẻ chỉ biết "chém gió" trong cuộc phỏng vấn thường đưa ra những giải pháp mơ hồ hay kể chung chung, thiếu thuyết phục.

Được biết, phương pháp của Elon Musk được chứng tỏ là hoàn toàn có hiệu quả về mặt khoa học. Tạp chí nghiên cứu ứng dụng trí nhớ và nhận thức từng đăng tải một bài nghiên cứu rằng, họ có thể phát hiện những người hay nói điêu, phóng đại khi phỏng vấn. Theo đó, các nhà tuyển dụng chỉ cần yêu cầu các ứng cử viên nói thêm về vấn đề, đi sâu vào chi tiết để biết ai là người tài thật sự, ai là kẻ chỉ biết "nói phét".
Đây gọi là phương pháp Asymmetric Information Management (AIM), tạm dịch là Bất đối xứng thông tin. Người có năng lực sẽ có thể nói lâu hơn, chi tiết hơn về vấn đề họ đã gặp phải, còn người chỉ biết nói dối thì thường đưa ra các câu nói chung chung, tổng quát vì sợ bị bóc mẽ. Với phương pháp AIM này, có tới 70% trường hợp nói dối, phóng đại đã bị phát hiện.
Tỷ phú giàu thứ 2 thế giới Elon Musk từng khuyên: CEO nên "bớt họp hành, bớt thuyết trình"
-
Ngẫm 12 giờ trước
3 câu chuyện cười thâm thúy về cuộc sống, ẩn chứa bài học làm người "xương máu"
-
Ngẫm 2 ngày trước
Tuổi xế chiều cận kề, dù thương con đến mấy cha mẹ cũng đừng làm 4 điều này
-
Ngẫm 4 ngày trước
Bài học quả bóng đập xuống sàn giúp cậu bé thất bại trở thành VĐV nổi tiếng, bác sĩ phẫu thuật hàng đầu
-
Ngẫm 5 ngày trước
Kiếp người ngắn ngủi, muốn tâm thanh thản hãy học 2 chữa "thì thôi"
-
Ngẫm 6 ngày trước
Bài học từ phim “Nhà tù Shawshank”: Càng lúc khó khăn càng phải biết giữ bình tĩnh
-
Ngẫm 09:01 30/01/2023
Bức thư kêu oan vì "lỡ" sống sót trong vụ chìm tàu Titanic - Câu chuyện đáng suy ngẫm
-
Ngẫm 08:35 29/01/2023
Ngẫm nghĩ lời dạy của cổ nhân ngày xuân năm mới: Giả tạo dùng miệng, chân thành dùng tâm, giao du kẻ giả dối ắt mất phúc
-
Ngẫm 08:37 26/01/2023
Người nhân hậu không chiếm lợi của người khác - Hai câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận