10 cấp độ của cuộc sống cô đơn Ohitorisama, bạn đang cô độc đến nhường nào?

Những năm gần đây, văn hóa 'siêu độc thân' ở Nhật Bản ngày càng trở nên thịnh hành, khi những người trẻ chỉ muốn sống cô độc, khép mình trong thế giới riêng.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 01/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong xã hội hiện đại, con người đặc biệt là những người trẻ tuổi đang dần làm quen với cuộc sống cô đơn, một mình. Đặc biệt, lối sống này đã phát triển thành một văn hóa "siêu độc thân" tại Nhật Bản, thường được gọi là Ohitorisama.

Ohitorisama là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Ohitorisama (お一人様 hoặc おひとりさま) nghĩa là chỉ có một mình, mạnh dạn, tự tin làm việc một mình, không quan tâm tới ý kiến của người khác. Thuật ngữ này thường dùng để chỉ những vị khách chỉ đi một mình, những bữa tiệc 1 người hay những người chỉ muốn ở một mình, ngại giao lưu, tương tác với người khác.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Ohitorisama nghĩa là chỉ có một mình, mạnh dạn, tự tin làm việc một mình, không quan tâm tới ý kiến của người khác.

Cách đây khoảng 1 thập kỷ, nhiều người Nhật vẫn cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng nếu bị bắt gặp đang tự ăn trưa một mình (benjo meshi) hoặc đi xem phim một mình. Thế nhưng, trong những năm gần đây, người Nhật đang dần thay đổi và trở nên thoải mái hơn nếu chỉ có một mình. Điều này cũng tác động đến tỷ lệ kết hôn và sinh con của người Nhật, khi những người trẻ chỉ muốn sống độc thân, không muốn hẹn hò chứ chưa nói tới việc cưới xin. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, người trẻ Nhật Bản dành nhiều thời gian cho bản thân nhiều hơn là cho bạn hè hoặc gia đình.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao-10
Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, người trẻ Nhật Bản dành nhiều thời gian cho bản thân nhiều hơn là cho bạn hè hoặc gia đình.

Theo số liệu năm 1980, cứ 50 nam giới Nhật Bản thì chỉ có một người chưa từng kết hôn ở độ tuổi 50, và một trên 22 phụ nữ chưa kết hôn ở độ tuổi tương tự. Tỷ lệ đó hiện chỉ còn là 1/4 và 1/7, khiến Nhật Bản phải đối mặt với dân số già nhanh chóng, khi gần 30% người Nhật trên 65 tuổi.

10 cấp độ của cuộc sống cô đơn Ohitorisama

Mới đây, trên mạng xã hội đã lan truyền 10 cấp độ cuộc sống cô đơn Ohitorisama như sau:

Cấp độ 1: Đi siêu thị một mình.

Cấp độ 2: Đi ăn nhà hàng một mình.

Cấp độ 3: Đi quán cà phê một mình.

Cấp độ 4: Đi xem phim một mình.

Cấp độ 5: Đi ăn lẩu một mình.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Đi hát karaoke một mình cũng không phải là vấn đề.

Cấp độ 6: Đi hát karaoke một mình.

Cấp độ 7: Đi tắm biển một mình.

Cấp độ 8: Đi công viên giải trí một mình.

Cấp độ 9: Đi du lịch một mình.

Cấp độ 10: Đi bệnh viện phẫu thuật một mình.

Nền kinh tế ở xứ hoa đào đang dần phát triển theo hướng sản sinh ra nhiều dịch vụ để phục vụ những người thích sống Ohitorisama hơn. Chẳng hạn, các quán bar, nhà hàng,... đều rất thoải mái nếu khách hàng chỉ đi có một mình. Chuỗi ramen Ichiran nổi tiếng ở Nhật Bản là một ví dụ, khi họ thường ngăn cách chỗ ngồi của khách hàng bằng các tấm chắn. Khách hàng tới ăn chỉ cần điền vào tờ menu những gì họ muốn rồi gửi lại cho nhân viên ở trong quầy, ngồi đợi đồ ăn bê ra và thoải mái tận hưởng ở không gian riêng biệt.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Quán ramen Ichiran chia chỗ ngồi từng ghế riêng.

Các siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng như vậy, họ dần thiết kế những khay thực phẩm làm sẵn dành cho người sống độc thân. Ngay cả các công ty du lịch cũng nắm bắt kịp thời xu hướng khi thiết kế vô số combo du lịch một mình. Motoko Matsushita, cố vấn cấp cao tại Viện nghiên cứu Nomura nhận định: "Các doanh nghiệp đang đem tới nhiều hàng hóa và dịch vụ khác nhau để đáp ứng xu hướng của những người muốn sống một mình. Chiều sâu và phạm vi của các dịch vụ này phản ánh sự tăng trưởng của xu hướng tiêu dùng."

Vì sao lại muốn sống một mình?

Một trong số những lý do khiến người trẻ ngày càng ưa thích cuộc sống độc thân, không con cái là bởi áp lực xã hội. Họ phải sống dưới quá nhiều áp lực và kỳ vọng của gia đình, bạn bè, công việc,... và luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, họ cảm thấy việc hẹn hò, hay đơn giản là giao lưu với người khác là không cần thiết. 

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Nhiều người cảm thấy việc hẹn hò, hay đơn giản là giao lưu với người khác là không cần thiết. 

Thế hệ trẻ ngày càng rời xa cuộc sống gia đình, họ mong muốn được làm những gì mình thích mà không bị ai ngăn cản. Theo một thống kê vào năm 2015-2018, số người cảm thấy cần phải kết hôn và sinh con đã giảm đi, trong khi số người cảm thấy ly hôn sau khi có con rồi vẫn ổn đang tăng lên.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Nhiều người già cũng đã quen dần với cuộc sống cô đơn.

Theo Kazuhisa Arakawa, một nhà nghiên cứu tại công ty quảng cáo Hakuhodo, một trong những lý do khiến văn hóa Ohitorisama ngày càng phổ biến ở xứ mặt trời mọc là bởi hầu hết người Nhật đều có sẵn bản tính độc lập. Ông nhận định: "Phần lớn người Nhật Bản vốn thích hành động độc lập", bởi có tới 50% người tham gia các buổi hòa nhạc, lễ hội âm nhạc là đi một mình.

Sống một mình có ổn không?

Với những người theo đuổi chủ nghĩa độc thân, lối sống Ohitorisama quả là một chân lý đúng đắn. Họ cần có không gian riêng cho bản thân, tự thỏa mãn nhu cầu của mình, không bị áp lực, chèn ép, thoải mái làm những gì mình mong muốn. Lối sống này đã cho họ cơ hội được ở một mình, không lo ngại ánh nhìn e ngại của người khác khi thấy họ cô độc, một mình. Nhờ đó, nỗi buồn của họ được giải thoát, giảm thiểu tỷ lệ trầm cảm và bớt nghĩ quẩn hơn.

10-cap-do-cua-cuoc-song-co-don-ohitorisama-ban-co-doc-den-nhuong-nao
Chủ nghĩa độc thân lên ngôi đồng nghĩa với tỷ lệ kết hôn và sinh con sẽ giảm xuống, khiến dân số nước này ngày càng già hóa

Thế nhưng, Ohitorisama vẫn là một văn hóa khiến xã hội Nhật Bản đang phải đau đầu tìm cách giải quyết. Chủ nghĩa độc thân lên ngôi đồng nghĩa với tỷ lệ kết hôn và sinh con sẽ giảm xuống, khiến dân số nước này ngày càng già hóa. Văn hóa này hình thành nên những thế hệ siêu độc thân, cô đơn một mình, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.

Khi người trẻ hiện đại không kết hôn, không con cái, chỉ muốn sống một mình

Đọc thêm

Dù có làm việc vì đam mê hay không thì ta cũng luôn phải nghĩ đến thực tế, và thứ thực tế dễ nhận ra nhất chính là tiền.

Người trẻ nên làm việc vì tiền, đừng sáo rỗng nói 'làm việc vì đam mê'
0 Bình luận

Hãy nhớ rằng, văn phòng là nơi để làm việc, theo đuổi sự nghiệp, do đó muốn thành công phải khắc cốt ghi tâm câu nói: "Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát".

Người trẻ hiện đại muốn thành công phải biết rạch ròi chuyện đời tư: 'Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát'
0 Bình luận

Lithromantic là một dạng xu hướng cảm xúc mà tình cảm của người đó biến mất dần khi được hồi đáp, chỉ muốn yêu đơn phương chứ chẳng cần đáp lại.

Lithromantic: Hội những người chỉ thích yêu đơn phương chứ không cần đáp lại
0 Bình luận

Tin liên quan

CEO Huy Cận chính là người đàn ông đã đứng sau thành công của Đỗ Mạnh Cường trên con đường thời trang, và cũng là người bạn cùng anh xây dựng gia đình với 8 người con nuôi.

Người đàn ông “quyền lực” đứng sau giúp Đỗ Mạnh Cường nuôi dạy 8 đứa con là ai?
0 Bình luận

Truyền thông Nga đưa tin, nước này dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vaccine phòng COVID-19 cho động vật vào đầu tháng 4/2021.

Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng ký sản xuất vaccine COVID-19 cho động vật
0 Bình luận

Khu nghỉ dưỡng Sharaan by Jean Nouvel hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm độc lạ trong lòng núi đá sa thạch hàng nghìn năm tuổi. 

Choáng ngợp với thiết kế khu nghỉ dưỡng 'khắc' trong lòng núi đá sa thạch cổ nghìn năm tuổi ở Saudi Arabi
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 20 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất