10 lời khuyên thấm thía giúp ta trở thành một người biết ăn nói: Khẩu đức chính là có phẩm đức
Trò chuyện là một dạng nghệ thuật không phải ai cũng có, người biết ăn nói đương nhiên cũng tỏ việc đối nhân xử thế, ai nấy đều kính phục.

Trong cuộc sống cũng như trong công việc, người biết ăn nói luôn có mối quan hệ tốt, có nhiều cơ hội thành công hơn. Khả năng diễn đạt tốt không chỉ giúp ta thành công, mà còn giúp ta có được hạnh phúc.
Người thiếu tinh tế trong lời ăn tiếng nói dễ gặp trở ngại, khó diễn đạt suy nghĩ của mình, kéo theo đó là dễ gặp thất bại. Trong khi đó, người biết ăn nói đương nhiên cũng tỏ việc đối nhân xử thế, khiến cho người khác hiểu ý mình và nghe theo mình. Họ biết đâu là thời điểm tốt nhất để trao đổi, với từng đối tượng lại có cách tiếp cận khác nhau. Người như thế, làm sao không thành công cho được?
Nếu ta sớm nhận ra mình là người không giỏi nói chuyện, hãy tìm cách làm thân với người biết ăn nói và thay đổi. Dưới đây là 10 lời khuyên trích trong "Lễ Ký" đầy thấm thía, giúp ta trở thành một người có tài ăn nói, được người đời kính phục:

- Quân tư bất thất túc ư nhân, bất thất sắc ư nhân, bất thất khẩu ư nhân.
Nghĩa là: Cử chỉ người quân tử trước mặt kẻ khác nên thận trọng, nét mặt lời nói cần đoan trang, đừng lỡ lời cũng đừng nói lời không nên.
- Công sự bất tư nghị.
Nghĩa là: Việc của người khác đừng lén lút bàn luận sau lưng, cũng đừng ngấm ngầm nghị luận chuyện công.
- Triều ngôn bất cập khuyển mã.
Nghĩa là: Triều chính là nơi bàn luận việc công, khi làm việc công chớ nói chuyện đùa cợt. Đã làm việc phải có tinh thần tự giác, tôn kính nghề nghiệp.
- Công đình bất ngôn phụ nữ.
Nghĩa là: Khi làm việc công, đừng bàn chuyện nữ sắc. Lời nói phải đúng nơi đúng chỗ, biết chọn thời điểm phù hợp.

- Tại quan ngôn quan, tại phủ ngôn phủ, tại khố ngôn khố, tại triều ngôn triều.
Nghĩa là: Ở nơi tương ứng chỉ nên bàn về những sự vụ cần giải quyết tương ứng, như lên triều chỉ bàn việc triều chính.
- Cư tang bất ngôn lạc, tế sự bất ngôn hung.
Nghĩa là: Tại nơi đang diễn ra tang sự đừng nói chuyện cợt nhả, đùa vui, lúc tế tẹ đừng nói chuyện chẳng lành. Bàn những chuyện xa vời, viển vông, đùa cợt tại tang sự là bất kính với người đã khuất, tổn thương người thân của họ. Khi trò chuyện hãy hạ thấp giọng, cử chỉ nhẹ nhàng, trầm tĩnh.
- Cư kỳ vị, vô kỳ ngôn, quân tử sỉ chi, hữu kỳ ngôn, vô kỳ hành, quân tử sỉ chi.
Nghĩa là: Khi đã ở đến địa vị nhất định, không đưa ra ý kiến ở tầm đó thì người quân tử nên thấy hổ thẹn. Cũng ý kiến đó nhưng lại không có hành động thực tế thì người quân tử cũng nên tự hổ thẹn.
- Trưởng giả bất cập, vô, gian tạp chi ý ngôn.
Nghĩa là: Chuyện của bậc trưởng bối không nhắc đến thì cũng đừng đề cập, người lớn tuổi hơn nên là người dẫn dắt câu chuyện.
- Thị tọa ư tiên sinh, tiên sinh vấn yên, chung tắc đối.
Nghĩa là: Đây là quan điểm của người xưa, ý nói khi giúp chồng mà chồng hỏi điều gì, phải đợi chồng nói xong mới trả lời. Đừng nên ngắt lời chồng, như vậy là không phải. Điều này thực tế áp dụng cho việc giao tiếp với tất cả mọi người, phải đợi họ nói xong thì mình mới hồi đáp, đó là cách thể hiện sự tôn trọng của mình với họ.

- Thị ư quân tử, bất cố vọng nhi đối, phi lễ dã.
Nghĩa là: Nếu nhiều người cùng trò chuyện với bậc trưởng bối, mà trưởng bối hỏi mọi người thì người ngồi hầu trước tiên cần nhìn xung quanh, đợi người khác trả lời trước. Chưa kể, khi muốn nói gì đó thì đừng bất cẩn mà trả lời ngay, phải quan sát sắc mặt mọi người rồi mới trả lời. Hoặc không, nếu không có ai trả lời thì mới trả lời bậc trưởng bối.
Kỳ thực người có tài ăn nói lại là người khuôn khiêm nhường và tôn kính người khác. Họ biết lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói và nói chuyện gì với ai. Hóa ra muốn trở thành một người biết nói chuyện lại cần tu dưỡng bản thân và học cách lắng nghe và thấu hiểu người khác.
Tổng hợp
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Nuôi con gái không dạy thì hại ba đời”, nghĩa là gì?
Đọc thêm
Cổ nhân nói “Tiền không vay hai, rượu không uống ba, đường không đi bốn”, là một câu nói truyền miệng nổi tiếng, ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc.
Cổ nhân nói “Ba mươi như sói, bốn mươi như hổ”, đây là một trong số những câu nói nổi tiếng của người xưa nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu được ý nghĩa của nó.
Cổ nhân nói “Gia đình có 3 thứ càng to, gia đạo càng lục đục”, vậy 3 thứ cổ nhân nhắc tới trong câu là gì? Tại sao 3 thứ này càng to gia đình càng nghèo khó?
Tin liên quan
So với bản lĩnh của Nhất Linh và Hoàng Đạo thì công chúng nhận thấy Thạch Lam khiêm tốn hơn. Vậy dựa vào đâu mà nhà văn dám "to gan" trong chuyện chọn vợ?
Cơ quan khí tượng dự báo, hôm nay, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc dao động từ 32 - 35 độ, có nơi trên 35 độ, trời nắng nóng.
Hơn 1 năm qua, bà mẹ hai con Nguyễn Diệu Linh (Hà Nội) tình nguyện chạy tới cả trăm chuyến xe 0 đồng, đem tiền nhà đi hỗ trợ "người dưng".