Triết lý thâm thúy ít người biết phía sau hình tượng "bộ khỉ tam không"

Đằng sau bức tượng "bộ khỉ tam không" (Mizadu (bịt mắt), Kikazadu (bịt tai), Iwazadu (bịt miệng) là triết lý thâm thúy của Phật giáo về dưỡng tâm.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Bộ khỉ tam không" là hình tượng của 3 chú khỉ trong ba tư thế khác nhau ngồi cạnh nhau là khỉ tên Mizadu (bịt mắt), Kikazadu (bịt tai), Iwazadu (bịt miệng). Loài khỉ được mô tả này là khỉ sống phổ biến tại Nhật Bản. Hiện nay chúng được tạc thành tượng hay các bức phù điêu và được bày bán ngoài thị trường rất nhiều.

Thoạt đầu, ai không hiểu sâu kỹ sẽ nghĩ bộ tượng "khỉ tam không" này là "không nhìn, không nghe, không nói" những điều xấu xa trong cuộc sống, rằng chúng ta hãy sống cuộc sống của mình đừng quan tâm đến những chuyện xung quanh.

Thậm chí, từng có người nghĩ, bộ tượng "khỉ tam không" này khuyên con người sống "yếm thế", "không nhìn, không nghe, không thấy" mặc kệ mọi chuyện trên trần đời này dù nó là thứ chướng tai gai mắt. 

triet-ly-it-nguoi-biet-phia-sau-hinh-tuong-bo-khi-tam-khong-0

Tuy vậy, nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của nó hoàn toàn khác, sâu sắc và thâm thúy hơn rất nhiều. Theo báo Công lý, vật phẩm phong thủy này bắt nguồn từ Ấn Độ cách đây vài ngàn năm trước. Lúc đầu, đó là bức tượng về một vị thần - Thần Vajrakilaya, là vị thần có 6 tay, mỗi đôi tay dùng để bịt hai mắt, hai tai và hai miệng, nhằm để răn dạy con người: Không nhìn bậy, không nghe bậy và không nói bậy.

Ẩn ý che dấu đằng sau 3 chữ "không" khi mà người xưa muốn truyền lại cho con cháu còn rất nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn:

Bức tượng mang đậm tư tưởng Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ. Khi Nham Uyên hỏi về đức nhân và những điều gì cần phải làm, Khổng Tử đáp: "Phi lễ vật thi, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. Nghĩa là “Không nhìn điều sai, không nghe điều tầm bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.

Bộ tượng này còn nhắc nhớ chúng ta về tầm quan trọng của "Tâm viên ý mã" trong phép thiền của Đạo Phật. Con người phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng. "Tâm viên" là tâm tán loạn như vượn khỉ.

triet-ly-it-nguoi-biet-phia-sau-hinh-tuong-bo-khi-tam-khong-8

Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên lại hay phá phách, bắt chước nên người đời có câu “liếng khỉ”. Tâm người cũng thế, không khi nào yên được, cứ suy nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác, từ quá khứ đến tương lai, đó là "tâm viên". Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não. Bởi vậy, tâm chúng ta bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác, ít hướng thiện.

Tư tưởng "ba không" đó theo các nhà tu Phật giáo đi qua Trung Quốc không rõ vào thời kỳ nào. Sau đó vào khoảng thế kỷ thứ 9  (có tài liệu ghi năm 838), một thiền sư người Nhật trong chuyến đi làm phật sự ở Trung Quốc đã mang theo về Nhật tư tưởng này.

Tại Nhật Bản, bức tượng này có có ý nghĩa thâm sâu: "Bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện. 

triet-ly-it-nguoi-biet-phia-sau-hinh-tuong-bo-khi-tam-khong-6

Trong xã hội xô bồ này, bức tượng "khỉ tam không" càng có ý nghĩa hơn. Bởi mỗi con người chúng ta đang tự làm khổ chính mình, Khổ vì nghe chuyện thiên hạ, khổ vì nói chuyện thế gian và khổ vì nhìn lỗi người khác.

Bản chất con người vốn tò mò nên cứ có chuyện gì là bắt đầu đi tìm hiểu, nghe ngóng người khác kể lại. Chúng ta luôn cố tìm ra khuyết điểm của người khác để chờ dịp nói lại họ, giành phần thắng về mình. Nhưng rồi lại thấy việc ghét bỏ và để ý người khác thật mất thời gian và tự khiến bản thân mình trở nên xấu xí. Xấu ở đây là ở cái tâm, không chịu nghĩ điều tốt đẹp cho người mà chỉ nhìn thấy những thói hư, tật xấu ở những người xung quanh.

Bởi vậy, sống ở đời nên biết tu tâm dưỡng tánh, nhìn lỗi của người khác như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mình. Từng bước hoàn thiện bản thân. 

Xem thêm: Triết lý sống vô vi và tâm thái làm như không làm, thuận theo tự nhiên

Đọc thêm

Không chỉ nổi tiếng với thuyết tương đối, nhà bác học thiên tài Albert Einstein còn có vô số triết lý sống đầy thâm thúy.

Những triết lý sống đầy thâm thúy của nhà bác học thiên tài Albert Einstein
0 Bình luận

Đời người ai cũng mong được sống tốt, ai cũng muốn bản thân mình có được cảnh giới tâm trí cao thanh, song trên thực tế mấy ai có thể thực hành tĩnh được đến như mặt hồ lúc phẳng lặng không gợn sóng và nổi phong ba.

Triết lý nhân sinh: Cao sơn vô ngữ, thâm thủy vô ba
0 Bình luận

Giang hồ dưới ngòi bút của Kim Dung có những nhân vật anh hùng, những câu chuyện tình yêu cảm động và những triết lý nhân sinh sâu sắc.

10 câu nói ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung
0 Bình luận


Bài mới

Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 8 giờ trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 12 giờ trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đề xuất