Tình nghĩa thông gia – Câu chuyện nhân văn xúc động
“Tình nghĩa thông gia” là câu chuyện ngắn sâu sắc, nhân văn khiến nhiều người vô cùng cảm động. Ở đời, miễn người ta sống thật lòng với nhau thì dù là người xa lạ cũng như người thân trong nhà!

Câu chuyện “Tình nghĩa thông gia”
Con dâu tôi là con một, gia đình thông gia hoàn cảnh cũng khó khăn nên tôi thương con bé như con đẻ của mình. Bà thông gia nhà thôi số vất vả lắm, chồng mất sớm, một mình ở vậy nuôi con gái ăn học. Từ khi con bé về làm dâu, tình nghĩa thông gia cũng gắn bó, chẳng có trúc trắc gì.
Con dâu tôi được mẹ dạy dỗ chu đáo nên cẩn thận, ngoan nết lắm. Con bé về sống với tôi chục năm nay, hai mẹ con chẳng bao giờ có điều tiếng gì. Con bé tính cẩn thận, lại biết ý nên tôi giao việc gì cho nó cũng yên tâm

Cách đây 2 năm, bà thông gia bị đột quỵ mất 60% sức khỏe, phải nằm viện gần 2 tháng trời. Ngày ấy, con dâu tôi vất vả vô cùng. Một nách 2 đứa con thơ, chồng nó đi công tác suốt, nó vừa lo toan đủ chuyện lại vừa phải chạy về quê chăm mẹ liên tục. Mặc dù dưới quên nó cũng thuê người chăm sóc mẹ, nhưng vì không yên tâm nên 1 tuần vẫn phải vòng về đôi ba lượt. Vì lo cho bà thông gia, con bé đi tàu xe nhiều lại thiếu ngủ nên người cứ gầy xanh như tàu lá.
Nhìn con dâu tôi thương quá bảo: “Con đưa mẹ con về đây cho mẹ chăm cùng. Để bà ấy ở một mình dưới đó cũng tội, mà người ngoài chăm thì làm sao bằng người nhà được. Trên này bố con mất rồi, các cháu cũng đi học hết, thời gian nhàn rỗi mẹ chăm bà thông gia cùng con chẳng tốt hơn hay sao”.
Ban đầu con dâu tôi e ngại, nó sợ tôi vất vả lại mang tiếng với người ngoài. Tôi hiểu, nên mới bảo luôn: “Quan trọng là mẹ con mình sống với nhau. Tình nghĩa thông gia với nhau, mẹ xem mẹ con như người thân, lúc bà ấy khó khăn mẹ giúp cũng là điều nên làm mà!”.
Tôi thuyết phục mãi con dâu mới chịu. Từ ngày bà ngoại chuyển về đây, tôi chăm bà ấy như người thân trong gia đình. Tuổi già đêm ít ngủ, tôi kê giường bên cạnh, thế là hai bà nằm kể chuyện, thì thầm suốt đêm. Thi thoảng tôi lại bóp tay chân, lật người cho bà ấy. Được gần con gái, bà thông gia tinh thần phấn khởi cũng nhanh hồi phục hơn.

Suốt gần 2 năm gắn bó bên nhau như vậy, dần dần tôi với bà thông gia thân nhau như chị em gái trong nhà. Mất hơn 1 năm nằm giường, giờ bà ấy đã ngồi xe, chống nạng đi lại trong nhà được rồi. Ngày ngày các con đi làm, 2 người bạn già chúng tôi ở nhà kể chuyện, nhặt rau nấu cơm.
Nói là tôi chăm thông gia giúp con dâu chứ thực tình có bà ấy đến cùng tôi thấy vui hơn rất nhiều. Quan trọng là giúp con dâu tôi yên lòng thì con bé mới tập trung công việc, chăm lo chồng con gia đình được và cũng là lo cho tôi được. Tôi nghĩ, mình là mẹ chồng giúp được chúng nó tí nào hay tí đó. Mình thật lòng với con dâu, sau nó cũng sống hết lòng với mình. Đời này là vậy, có đi có lại, muốn nhận quả ngọt thì phải gieo hạt tốt, còn gieo hạt lép thì sao thu hoạch được.
Xem thêm: Người chồng lái xe ôm – Câu chuyện nhân văn xúc động
Đọc thêm
“Mẹ luôn là nguồn sống của con” là một câu chuyện ngắn vô cùng nhân văn, nhờ vào lời nói động viên của mẹ mà người con đã thay đổi cả vận mệnh của mình!
Muốn thành công phải chấp nhận thất bại, bởi đó là một phần thiết yếu đối với sự thăng tiến của mỗi người. Dù bạn có bị sa thải hay đưa ra một quyết định kinh doanh tồi tệ thì cũng nên nhớ rằng, thất bại không phải là chấm hết!
Hiện nay, có không ít bậc phụ huynh không dạy con đến nơi đến chốn, chỉ khi nào xảy ra một sự việc nào đó nghiêm trọng mới quay ra trách mắng, đổ lỗi cho con mình.
Tin liên quan
“Cho đi mà không cần nhận lại” là một câu chuyện ngắn thú vị về sự diệu kỳ của lòng tốt, khi chúng ta biết cho đi sự tử tế, ta sẽ nhận lại được sự tử tế gấp bội lần.
8 tuyển thủ bóng ném nam Việt Nam không chỉ giỏi về thể thao mà còn có bằng thạc sĩ, luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống bằng "nghề tay trai".
“Người chồng lái xe ôm” là một câu chuyện ngắn nhẹ nhàng như không kém phần xúc động về tình cảm vợ chồng. Hóa ra ở đời vẫn còn nhiều điều bình dị dễ thương đến vậy!