Sự tử tế - 3 chữ chứa đựng triết lý kinh doanh ngàn đời của người Nhật

“Sự tử tế” – chỉ 3 từ ngắn gọn nhưng đấy là bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Nhật khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sự tử tế chính là con đường thành công của một doanh nhân chân chính

Ishida Baigan (1685 - 1744) là thương nhân tiêu biểu của Kyoto. Ông đã từ một chủ tiệm nhỏ trở thành nhà tư tưởng kinh tế và truyền bá rộng rãi tư tưởng “Lao động dựa trên cốt lõi của sự tử tế”.

Ishida Baigan là ông tổ của “Tâm học Thạch Môn” nghĩa là học về cái tâm, đồng thời ông cũng chính là người đưa ra thuyết Đinh nhân đạo – đạo của thị dân. Trong thuyết này, kinh doanh là con đường để mọi người lao động tu dưỡng tinh thần và hoàn thiện bản thân.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh rằng “Con đường của một thương nhân chân chính nằm ở lòng thành làm nên những sản phẩm vừa tốt vừa rẻ”.

Trong Đinh nhân đạo, đạo của người kinh doanh được thể hiện thành 3 đức là tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên quốc gia, tiết kiệm trong việc chi tiêu cho bản thân và cần cù sáng tạo. Ngoài ra, còn thể hiện trong 2 nghĩa là Chính trong kinh doanh sản xuất và Trực trong giao dịch thương mại. Còn về mặt luân lý người kinh doanh nên tránh tửu, sắc, cờ bạc để dành thời gian và tiền bạc cho việc sáng tạo, kinh doanh.

Su-tu-te-3-chu-chua-dung-triet-ly-kinh-doanh-cua-nguoi-Nhat

Inamori Kazuo – Nhà sáng lập hãng điện tử khổng lồ Kyocera, hãng điện thoại KDDI và nguyên là Chủ tịch Japan Airlines. Trong cuốn sách của mình, ông cho biết trong kinh doanh ông hoàn toàn tuân theo triết lý kinh doanh của Saigo Takamori - “Samurai chân chính cuối cùng”. Theo đó, ông phủ định tuyệt đối lợi ích cá nhân và cho rằng nếu mọi người dẹp bớt lòng tham của mình, chấp nhận một chút tổn thất hay dũng cảm nhường một chút lợi ích của mình cho người khác thì mọi việc ắt suôn sẻ, trôi chảy. Chỉ cần thay đổi từ “vị kỷ” chỉ biết sống cho mình, sang “vị tha” sống vì người khác, vì nhân viên, vì xã hội thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Nếu làm kinh doanh mà không có tấm lòng trắc ẩn, sự tử tế trong hành xử chắc chắn là công việc, thậm chí là đời sống khó được thuận lợi.

Sự tử tế chính là lẽ phải trong mọi hoàn cảnh

Có một nữ du học sinh cần thực hiện giao dịch chuyển khoản ngân hàng nhưng lại không rành thao tác trên máy ATM nên đã chấp nhận chuyển tiền tại quầy. Và đương nhiên, việc chuyển khoản tại quầy sẽ mất phí cao hơn vì cần tới thao tác của nhân viên.

Thế nhưng, điều kỳ lạ là giao dịch viên ngân hàng năm lần bảy lượt giải thích với bạn rằng làm như thế sẽ không có lợi cho cô gái, thậm chí đề nghị cô làm thêm thẻ ngân hàng để được chuyển khoản miễn phí. Nữ du học sinh vì sợ làm phiền nên đã một mực xin làm tại quầy và chấp nhận cước phí cao. Sau một hồi thuyết phục không được, giao dịch viên đứng dậy rời khỏi quầy và dẫn cô gái đến tận máy ATM và thực hiện giúp các bước trừ việc nhập mật khẩu.

Đó chính là sự tử tế trong kinh doanh ở Nhật Bản khiến nhiều người ngỡ ngàng. Trong lý thuyết kinh doanh của người Nhật, một khi bạn muốn điều tốt cho khách hàng thì bạn phải giúp học hiện thực hóa được điều đó.

Su-tu-te-3-chu-chua-dung-triet-ly-kinh-doanh-cua-nguoi-Nhat-3

Sự quan tâm chân thành, tử tế không phải chỉ ở việc thông tin đúng sự thật mà là ở việc khiến họ đạt được lợi ích thiết thân bất chấp việc họ chưa nhận thức ra được điều đó. Giống như một người mẹ luôn làm những điều tốt nhất cho con dù đứa con cảm thấy điều đó là chưa cần thiết. Khi trở thành khách hàng của người Nhật, bạn cũng sẽ tìm thấy cảm giác ấm áp của sự tử tế, yêu thương đó.

Trong kinh doanh, người Nhật luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đó không chỉ là khẩu hiệu mà đó là nhận thức từ trong mỗi người Nhật khi làm dịch vụ, kinh doanh,… Từ nhận thức đó, họ sẽ hành động mà không cần phải bị quản lý hay ông chủ yêu cầu.

Dù là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự tử tế luôn là lẽ phải. Tử tế với người khác không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác mà còn giúp đem lại phước báo, phúc lành cho bản thân.

Kinh doanh dựa trên sự tử tế, dựa trên pháp lý vĩ đại chính là con đường ngắn nhất để đi tới thành công bền vững như người Nhật.

Xem thêm: Kẻ mạnh chưa chắc thắng nhưng kẻ thích nghi chắc chắn sẽ trường tồn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tùy duyên một triết lý sống. Chưa hẳn thuận duyên sẽ đem lại giá trị hạnh phúc hay nghịch duyên sẽ mang tới khổ đau, bởi có khi nghịch duyên đưa tới sự trưởng thành, còn thuận duyên sẽ khiến ta yếu đuối… Tất cả đều tùy thuộc vào bản lĩnh và thái độ sống của ta.

Tùy duyên - một triết lý sống của đạo Phật
0 Bình luận

Đôi khi, những câu chuyện ngắn mang đến cho ta những bài học nhân sinh ý nghĩa. Cùng đọc 4 câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.

'Đầu tư ít nhất mà thu lợi nhiều' - 4 câu chuyện ngắn ẩn chứa triết lý nhân sinh sâu sắc
0 Bình luận

Thay vì cắt giảm mọi chi tiêu không cần thiết, nữ chuyên gia tài chính này lại thực hiện triết lý tiết kiệm "ngược đời": Ưu tiên sở thích cá nhân.

Triết lý 'ngược đời' giúp chuyên gia tài chính tiết kiệm 100.000 USD sau 3 năm: Hãy ưu tiên sở thích cá nhân
0 Bình luận

Tin liên quan

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần 'trong lạnh tặng lửa' là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

9 lời nhắn gửi của cổ nhân ngắn gọn mà sâu sắc, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận

Từ xưa đến nay, bất kỳ người làm cha mẹ cũng mong con cái thành tài, thành rồng hóa phượng. Kỳ thực, phúc báo của con cái đều có liên quan đến cha mẹ. Đạo đức của cha mẹ cao thượng thì đó chính là phúc phận một đời của con cái.

Cổ nhân dạy con: Đạo đức của cha mẹ là “tấm bùa hộ mệnh” tốt nhất của con cái
0 Bình luận

Kẻ nịnh bợ là kẻ chuyên rình xem ý tứ người khác ra sao rồi dùng lời để nịnh nọt lấy lòng, những kẻ như vậy nếu tránh xa được thì nên tránh xa để không rước họa vào thân.

Cổ nhân khuyên: Né kẻ nịnh bợ là tránh xa tai họa tốt nhất
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 7 giờ trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất