Sống lâu hay sống sâu – Câu chuyện sâu sắc bổ ích cho đời

“Sống lâu hay sống sâu” là một câu chuyện ý nghĩa, giúp bạn tìm ra chân lý thực sự của cuộc đời này, không phải sống lâu hay sống thọ mà là sống để cống hiến!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Sống lâu hay sống sâu”

Tôi nghĩ ở đời ai mà chẳng mong mình được sống lâu, sống thọ. Tôi cũng đã từng như vậy. Cho đến một ngày tôi tận mắt chứng kiến những năm tháng cuối đời của bạn thân cha tôi, một nghệ sĩ nhiếp ảnh khá nổi tiếng. Ông từng đạt nhiều giải thưởng về nhiếp ảnh cả trong nước và quốc tế, có một người vợ xinh đẹp, hết lòng yêu thương chông, chăm sóc các con trưởng thành chu đáo. Nhiều người xem người bạn ấy của cha như hiện thân của sự sung sướng, hạnh phúc và đủ đầy.

Tôi được ông coi như con, có lần hai bác cháu ngồi thưởng trà, tôi bảo: “Trong mắt con bác là người hạnh phúc nhất trần gian đấy ạ!”.

Bác nhìn tôi hiền từ bảo: “Khi nào nhắm mắt xuôi tay mới biết mình sướng hay khổ con ạ!”

Năm bác 75 tuổi, căn bệnh tai biến mạch máu não ập đến bất ngờ. Gia đình đưa bác đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên qua khỏi nhưng để lại di chứng là liệt nửa người kèm theo nói ngọng. Con cái thành đạt, bận rộn với công việc nên việc chăm sóc bác ấy trông cậy cả vào bác gái. Mà bác gái đã tuổi cao, mắt kém nên trong lúc chăm sóc thì bị vấp ngã cầu thang, gãy xương hông. Thế là cả hai bác cùng nằm liệt một chỗ.

Con bác thuê người giúp việc, nhưng việc chăm sóc hai người già bị liệt quá mức cực nhọc nên chẳng ai làm được lâu dài. Cứ tuyển được người được vài hôm họ lại nghỉ. Bí quá, các con gửi hai bác vào một trung tâm dưỡng lão tư nhân.

Thương bác, gần như tuần nào tôi cũng ghé vào thăm. Bác cháu trò chuyện rất vui vẻ. Tuần nào tôi bận quá không vào là bác đều điện thoại kêu nhớ. Thời gian đầu các anh chị con bác còn luân phiên vào thăm bố mẹ, nhưng rồi những cuộc thăm viếng thưa dần, sau này tính bằng mỗi tháng – đó là ngày nộp tiền cho trung tâm.

Song-lau-hay-song-sau-Cau-chuyen-sau-sac-bo-ich-cho-doi-5

Tôi vẫn cố gắng dành thời gian vào thăm bác đều đặn. Mỗi lần vào tôi lại cố gắng kể những câu chuyện vui cho bác nghe. Nhưng bác thì ít nói, ít cười dần. Đôi mắt ngày càng u uất. Nhiều lần, bác nhìn tôi bằng ánh mắt vô hồn, tôi biết bác bị trầm cảm nặng. Mà ở trung tâm dưỡng là này chẳng riêng gì bác bị, nhiều người vào đây thời gian đầu thì hoạt bát, vui vẻ, cười nói rổn rang. Ấy vậy mà về sau, tiếng nói tiếng cười cứ tắt dần rồi im bặt, có những lần nhìn mắt ai cũng dại đờ ra khiến tôi có cảm giác mình đang ở bệnh viện tâm thần.

Người già rất cần tình thương, nhất là sự quan tâm của con cháu. Nhưng con cháu còn mải mê trong vòng quay của cơm áo, gạo tiền nào đâu có nhiều thời gian dành cho cha mẹ.

Hơn 4 năm trong trung tâm dưỡng lão, bác mất vào một đêm giông gió. Chẳng ai biết bác mất giờ nào, đến 7 giờ sáng ngày hôm sau cô nhân viên vào phòng thay bỉm và vệ sinh cá nhân thì thấy bác đã cứng người, nhưng mắt vẫn mở.

Con cháu đưa thi hài bác về quê mai táng. Khách từ khắp các tỉnh thành kéo về viếng hương nườm nượp, đủ các thành phần, tầng lớp. Con đường vào làng tắc nghẽn ô tô, vòng hoa rợp ngõ, cả làng cả xóm cứ trầm trồ trước đám tang hoàng táng nhất trong lịch sử làng từ trước đến nay. Ai cũng khen bác sướng nhất làng, họ bảo: “Sống sướng, chất cũng sướng. Bỏ một kiếp người”.

Riêng tôi, lúc đứng trước linh cữu, nhìn di ảnh của bác cười hiền hậu tai tôi bỗng vẳng tiếng bác ngày trước “Lúc nhắm mắt xuôi tay mới biết mình sướng hay khổ”. Trong tôi khi đó chợt vọng lên câu hỏi: “Sống lâu hay sống sâu mới thực sự là giá trị lớn nhất của đời người?”

Song-lau-hay-song-sau-Cau-chuyen-sau-sac-bo-ich-cho-doi-3

Cho đến một ngày kia, chứng kiến cái kết của người em thân thiết, tôi mới tìm được câu trả lời cho mình. Em ấy tên là Vinh, là một kỹ sư tin học cho một tập đoàn viễn thông quốc tế tại Việt Nam. Lớp 7, em bị bệnh thấp khớp chạy vào tim, tìm hiểu về bệnh mới biết sự sống của em có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào.

Mặc dầu vậy, Vinh không hề sợ hãi, lúc nào em cũng sống tràn đầy năng lượng, yêu đời, nhiệt huyết. Hàng tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 em làm việc cho tập đoàn. Thứ 7, chủ nhật thì dành thời gian cho hoạt động thiện nguyện. Khi thì phóng xe máy về quê hướng dẫn nông dân cách trồng trọt, chăm sóc rau củ sạch, lúc thì phóng lên miền núi dạy cho trẻ em dân tộc con chữ, vận động mọi người quyên góp xây dựng trường cho các em. Tôi có cảm giác bao nhiêu năng lượng em đều dành hết cho mọi người.

Một lần, tôi hỏi em: “Vinh có sự chết không?”

Em cười bảo: “Em không, em thấy cái chết không hề đáng sợ. Nếu số mình phải chết thì xin thêm một phút cũng không được, vì thế buồn làm gì cho sầu khổ, đời cho em bao nhiêu ngày thì em cứ vui tươi và yêu thương hết thảy. Khi chết, thân thể rồi cũng về với cát bụi, chỉ có những gì mình đã làm là còn với gia đình, bạn bè, mọi người và vũ trụ”.

Song-lau-hay-song-sau-Cau-chuyen-sau-sac-bo-ich-cho-doi-2

Vinh mất trong một chuyến đi thiện nguyện xây trường cho trẻ em ở Sơn La ở tuổi 32 vì bệnh tim. Hơn 2000 người đã đến viếng hương, đưa tiễn em đoạn đường cuối cùng.

Tôi vẫn “thấy” Vinh ở khắp mọi nơi, trong những thanh niên đến với những bản làng xa xôi để thực hiện những chương trình thiện nguyện với mong muốn giảm bớt sự thiếu thốn, nghèo khổ của bà con. Tôi “thấy” Vinh trong hình dáng các bác sĩ ngày đêm trên tuyến đầu chống dịch, đem lại sự sống cho mọi người. Những người tận hiến cho đời như Vinh giúp tôi thấm thía lời nói của cố Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ: “Sống được bao nhiêu năm không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo”.

Thước đo của đời người không phải là sống lâu hay sống sâu mà chính là sự cống hiến, dâng tặng cho mọi người trí tuệ, tình yêu thương của mình. Và nếu không có gì để cho đi thì bạn vẫn còn sự ân cần, nụ cười hay lời nói tử tế để làm ai đó cảm thấy tốt hơn.

Xem thêm: Cố tìm lỗi sai của người khác không làm bạn hạnh phúc hơn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo” là một bài học sâu sắc giúp bạn hiểu thế nào mới thực sự là một người cha, người mẹ thành công!

“Tình mẫu tử chân chính là một quá trình rút lui khéo léo” – Câu chuyện sâu sắc dành cho bậc cha mẹ ở đời
0 Bình luận

Nuôi dưỡng, giáo dục con cái chưa bao giờ là điều đơn giản. Tính cách của một đứa trẻ sẽ phản ánh rõ rệt cách dạy con của cha mẹ.

4 câu chuyện và bài học dạy con sâu sắc, giúp con thành người tài đức sau này
0 Bình luận

“Chuột sa liễng mỡ” là một bài học sâu sắc, cho bạn hiểu rằng tinh thần đoàn kết trong một tập thể quan trọng đến nhường nào, nếu không có nó bạn sẽ khó lòng đạt được thành công.

“Chuột sa liễng mỡ” – Câu chuyện đáng suy ngẫm về tinh thần đoàn kết và lòng đố kỵ ở đời
0 Bình luận

Tin liên quan

“Đừng bao giờ đánh mất niềm tin” là một câu chuyện thú vị, một bài học nhân văn về sự giúp đỡ người khác, một hành động đơn giản của bạn khi cần có thể thắp sáng ước mơ của người khác.

Đừng bao giờ đánh mất niềm tin – Câu chuyện nhân văn thú vị
0 Bình luận

Làm việc tốt giúp người không cần nhận hồi đáp chỉ mong người được giúp hứa một điều “Hãy giúp người khác khi họ cần”, vậy là đủ rồi!

Làm việc tốt không cần báo đáp chỉ cần được thực hiện lời hứa – Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Cuộc đời của mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc, đầy nước mắt, giúp bạn có cái nhìn khác hơn về hạnh phúc thực sự của một đời người.

Cuộc đời của mẹ - Câu chuyện cảm động đầy nhân văn
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

 Lời xin lỗi muộn màng từ mẹ chồng cũ – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Hai năm sau ly hôn tôi chưa từng nghĩ mình sẽ gặp lại mẹ chồng cũ, lại càng không nghĩ tới bà sẽ chủ động đến nhà bố mẹ đẻ tôi để nói lời xin lỗi.

Hải An
Hải An 1 phút trước
Người xưa răn dạy: Cái ngốc lớn nhất của con người là thích “ngồi lên đầu” người khác!

Người xưa răn dạy “Cái ngốc lớn nhất của con người là thích ‘ngồi lên đầu’ người khác” Đây không chỉ là một lời cảnh tỉnh, mà còn là chiếc gương phản chiếu sự ngộ nhận đầy sai lầm của nhiều người trong cách họ thể hiện bản thân giữa xã hội.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Cha tôi già rồi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha tôi, một người đàn ông già cỗi, cứng đầu, cô độc, sống lẫn lộn giữa yêu thương và sợ hãi trong chiếc hộp kín của thời gian và ký ức. Nhìn cha trôi dần vào cõi mù sương, lòng tôi đau như cắn phải hạt sạn trong bát cơm nguội.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người mẹ một mắt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên tôi chưa bao giờ thôi ghét mẹ. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề khiến bạn bè trong lớp không ngừng chế giễu, trêu chọc tôi.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Người xưa nói “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ”, vế sau lại càng thêm thấm thía

Người xưa có câu “Dù đói đến mấy đừng ăn đồ cúng ở mộ, dù mệt đến đâu cũng đừng ngồi lên trên đùi người khác”, đây không chỉ là lời dạy mang tính tâm linh mà còn là bài học về đạo đức, cách hành xử trong đời sống thường nhật.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Vợ đẹp vợ xấu – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhiều người hỏi tôi:"Với điều kiện của anh có thể dư sức kiếm được cho mình một người vợ đẹp, sao anh lại chọn cô ấy?”. Nhưng với tôi cô ấy là người vợ đẹp nhất trên thế gian!

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người có 4 đặc điểm này về già “vận đỏ như son” đi đâu cũng gặp quý nhân tương trợ, đó là gì?

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chiến thắng chính mình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nếu không có sự nhầm lẫn của anh, tôi sẽ không biết việc chiến đấu với lòng tham của bản thân lại khó khăn đến thế. Tôi đã mất hàng giờ để suy nghĩ, để đấu tranh tư tưởng và may mắn là cuối cùng tôi đã làm đúng, đã chiến thắng được lòng tham của chính mình.

Hải An
Hải An 15/06
Người xưa dặn “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa', càng ngẫm nghĩ càng thấm thía!

Câu nói “Nghèo không tiếc 3 tiền, giàu không vào 3 cửa” là một lời răn dạy sâu sắc của người xưa, phản ánh kinh nghiệm sống, triết lý nhân sinh và đạo lý ứng xử trong xã hội.

Hải An
Hải An 14/06
“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 13/06
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 12/06
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 11/06
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 10/06
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 09/06
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 08/06
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 07/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất