Phong cách sống Nunchi của người Hàn: Trẻ được học từ năm 3 tuổi

Với những đứa trẻ được tôi luyện phong cách sống Nunchi từ nhỏ sẽ nắm bắt thông tin xã hội một cách đơn giản, dễ dàng gây ấn tượng và thu hút mọi người. 

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong những năm gần đây, Nunchi ngày càng được mọi người chú ý nhờ sự thành công của cuốn sách: “Sức mạnh của Nunchi: Bí mật hạnh phúc và thành công của người Hàn Quốc” (The Power of Nunchi: The Korean Secret to Happiness and Success) của tác giả Euny Hong.

Tác giả giải thích rằng, phong cách sống Nunchi hay Noonchi là nghệ thuật sống sử dụng năm giác quan bình thường cùng với giác quan thứ sáu để có thể hiểu được người khác đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. 

Trong tiếng Anh, thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là “đo bằng mắt”, ngụ ý về khả năng quan sát bằng mắt, lắng nghe một cách tích cực và chú ý đến từng chi tiết để có thể đoán biết được cảm nhận của người khác, từ đó biết cách phản ứng sao cho phù hợp. 

phong-cach-song-nunchi-cua-nguoi-han-tre-duoc-hoc-tu-nam-3-tuoi-3

Để có thể nắm được phong cách sống Nunchi, bạn cần rèn cho mình cách im lặng trước những tình huống lạ lẫm. Bạn cần lắng nghe nhiều hơn, tin tưởng vào mắt và tai của mình để dẫn dắt hành động. 

Ngoài ra, luôn tin tưởng vào cảm giác trong ruột hoặc dạ dày của mình. Hệ thần kinh đường ruột vốn là “não bộ thứ hai” của con người. Nó sẽ cho bạn biết điều gì là đúng và liệu ai đó có đang nói dối hay không.  

Đặc biệt, đừng nhầm lẫn sự lo lắng với trực giác của bản thân. Lo lắng thường được cảm nhận trong ngực, ví dụ như tim đập nhanh, còn trực giác được cảm nhận trong dạ dày, ví như cảm giác nóng ruột nóng gan, khó chịu trong bụng. 

Thực tế, Nunchi có thể nhìn thấy ở khắp nơi. Bạn có thể đoán xem ai đó trên xe buýt cần giúp đỡ, đoán được đây không phải thời điểm thích hợp để nói chuyện, cảm giác như bạn bè sắp thông báo một tin xấu. Có thể nói, Nunchi là hiệu chuẩn những gì bạn tin tưởng từ cử chỉ, lời nói hay biểu hiện của người khác, đòi hỏi các giác quan đều phải rộng mở.  

Người Hàn không nói rằng ai đó có “nunchi tốt” mà họ diễn đạt là “nunchi nhanh nhẹn”, tức khả năng xử lý thông tin xung quanh một cách nhanh chóng. Điều đáng nói, phong cách sống Nunchi được người Hàn dạy cho trẻ từ rất sớm, giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc kết nối với môi trường xung quanh. 

phong-cach-song-nunchi-cua-nguoi-han-tre-duoc-hoc-tu-nam-3-tuoi-2

Chia sẻ trên Guardian, tác giả Euny Hong cho biết: “Trẻ em Hàn Quốc biết đến Nunchi từ 3 tuổi. Chẳng hạn, nếu tất cả mọi người đều đứng phía bên phải thang cuốn nhưng một đứa trẻ cứ thơ thẩn phía bên trái, bố mẹ bé sẽ bảo: Con không có Nunchi à?. Câu này có nghĩa: Tại sao con không thích ứng với môi trường của mình?”.

Khái niệm này được dạy cả ở nhà và ở trường, giúp trẻ có thể ứng xử lịch sự nơi đông người. Phong cách sống Nunchi giúp học sinh hiểu được bản chất của các mối quan hệ cũng như thứ bậc trong một nhóm, xem xét bầu không khí chung và bối cảnh cụ thể, từ đó tìm ra cách ứng xử phù hợp nhất. 

Trẻ được rèn luyện Nunchi từ nhỏ sẽ nắm bắt thông tin xã hội đang thay đổi một cách dễ dàng, khiến người khác yêu quý. Từ đó, họ sẽ có sự kết nối xã hội tốt hơn và sống hạnh phúc hơn. 

Điều đáng nói, sức mạnh của Nunchi còn phụ thuộc vào người sử dụng. Với bản chất là sự tinh tế, phong cách sống Nunchi có thể là công cụ cực kỳ hữu ích cho những người sống nội tâm. Thế nhưng, những người nhanh nhạy dùng Nunchi sẽ có cuộc sống tốt hơn, người xảo trá và thích thao túng có thể sử dụng Nunchi để làm lợi cho mình.

Xem thêm: Giáo dục con cái thành công từ định luật đồng hồ của người Do Thái

Đọc thêm

Đối với việc giáo dục con cái cần phải có quan điểm và nguyên tắc nhất quán, cha mẹ chung sức đồng lòng mới có thể thành công.

Nằm lòng nguyên tắc giáo dục con cái thông minh: Tránh tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
0 Bình luận

Định luật đồng hồ là một trong những định luật kinh doanh được người Do Thái kết thúc từ nghìn năm trước. Định luật này vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, có hiệu quả cả trong việc giáo dục con cái.

Giáo dục con cái thành công từ định luật đồng hồ của người Do Thái
0 Bình luận

Thất bại trong việc giáo dục con cái là điều không gì có thể bù đắp được. Vì thế, cha mẹ nên đầu tư cho việc giáo dục con, cũng là đầu tư cho tương lai chính mình.

Sự nghiệp thành công đến đâu, giáo dục con cái sai lầm thì cha mẹ vẫn là những người thất bại!
0 Bình luận

Khi vụ bé gái 8 tuổi bị "mẹ kế" bạo hành đến mất mạng còn chưa xuôi, lại thêm 1 bé gái 3 tuổi nghi bị bạo hành với 9 chiếc đinh găm trong đầu khiến dân tình xôn xao. 

Liên tục những vụ trẻ nhỏ bị bạo hành, khởi nguồn chung là ly hôn: Người lớn ơi, hôn nhân không phải là trò đùa
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đề xuất