Ông ngoại là “liều vitamin” vô hạn của đời tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau này khi đã trưởng thành, những kỷ niệm về ông ngoại vẫn đó, trong một vùng ký ức ấm áp tựa như một “liều vitamin” đặc biệt, có hạn sử dụng cả đời này để tôi dựa vào mỗi khi nhớ đến.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi vẫn còn nhớ một cái Tết rất xa, thời tôi lên 5-7 tuổi, nửa đêm pháo nổ đùng đùng, tôi sợ nên nằm rúc dưới cánh tay ông ngoại, Chênh chếch trên đầu hai ông cháu là chiếc radio cũ kỹ chạy bằng pin, phát ra những câu chèo, ca cổ mừng năm mới.

Rồi bỗng đâu đó vang tên tiếng gào khóc: “Cứu con tôi với ông Sâm ơi! Pháo nổ lòi bụng nó rồi!”. Ông nghe thấy bật dậy như lò xong, cắp túi đồ nghề đạp xe đi, dáng lầm lũi trong đêm. Cậu tôi lúc ấy là sinh viên trường y về nghỉ tết cũng chạy đi theo để phụ bố.

Ông ngoại tôi là trạm trưởng trạm y tế xã. Vào những năm 1980 quê tôi vẫn còn thiếu bác sĩ nên ông kiêm đủ thứ nào là chữa bệnh cho con nít, người lớn lẫn người già, kể cả việc đỡ đẻ. Dạo bé, bố mẹ tôi hay đi công tác xa, tôi ở với ông bà ngoại thường xuyên nên thường theo ông ra trạm. Trạm xá có một hành lang dài rợp mát bóng nhãn, tôi thường ngồi ở đấy chơi mỗi khi ông bận việc. Tôi vẫn còn nhớ rõ những tiếng khóc váng của những đứa trẻ được ông đỡ ra khỏi bụng mẹ. Mỗi khi đỡ đẻ xong ông thường ra ngoài với nụ cười rất tươi, nhưng cũng đôi khi là dáng vẻ xanh xao, liêu xiêu khi phải truyền máu cho bệnh nhân vì nguồn máu dự trữ thiếu. 

Đáp lại tấm lòng bác sĩ dạo ấy thường là túi cam, túi ổi, sang hơn thì là túi trứng vịt lộn hoặc lâu lâu có con gà, con vịt ông treo lủng lẳng trên xe mỗi khi đi thăm bệnh về. Nếu dọc đường đi gặp người quen nào nghèo khó thì túi quà về đến nhà chỉ còn một nửa. Mỗi khi cứu chữa được ca bệnh khó, ông ngoại về nhà với khóe miệng tủm tỉm, mắt hấp háy tươi. Niềm vui giúp bệnh nhân vượt qua cơn nguy nan và những món quà nhỏ ấy là phần thưởng cho sự tận tâm với nghề của ông. Bởi suốt nhiều năm hành nghề cứu người trong nhà không có một tấm bằng khen nào được treo cả.

ong-ngoai-la-lieu-vitamin-vo-han-cua-doi-toi-cau-chuyen-nhan-van (1)

Tôi đi học lớp 1 từ lúc 5 tuổi, bé và còi nhất lớp nên thường xuyên bị bắt nạt. Có dạo, ông thấy cháu gái nhỏ của mình ngày nào cũng phải bê chổi đi quét lớp, thế là ông vào quét lớp cùng tôi rồi mân mê hỏi cho ra những đứa hay bắt nạt bạn bè. Sau đó, ông đi tìm những đứa ấy, chỉ vào cái túi gia cũ kỹ luôn đeo bên mình, giọng nghiêm nghị nói: “Trong này có thuốc và kim tiêm để trị bệnh cho người ốm và cả những đứa hay bắt nạt bạn bè nữa”. Từ hôm ấy tôi thoát khỏi cảnh bị bắt nạt một cách ngoạn mục nhờ ông ngoại.

Một trong những hình ảnh đáng yêu nhất tuổi thơ tôi chính là được ông ngoại chởi sau xe đạp dạo quanh đường làng. Thích hơn nữa là những khi ông rảnh rỗi trồng hoa, chăm cây tôi đi theo sẽ được ông kể bao nhiêu điều hay ho, thú vị về những cây thuốc ông trồng trong vườn nhà. Vườn của ông ngoài cây thuốc, cây hoa còn có rất nhiều các loại cây ăn quả như táo, ổi, na,… Mùa quả chín tôi qua nhà là sẽ được ông dẫn đi hái, ông đi trước cười bảo: “Sướng cháu nhất nhé! Những quả ngon nhất là ông đều để dành cho cháu đấy!”.

Dạo bé, tôi luôn nghĩ mình là đứa nhỏ được ông ngoại cưng chiều, yêu thương nhất trong gần chục đứa cháu của ông. Sau này khi ông đi xa, chị em trò chuyện với nhau tôi mới biết hóa ra đứa nào cũng tin rằng mình là đứa cháu được ông yêu nhất. Nhưng cũng nhờ vậy mà chúng tôi đều được trưởng thành, lớn lên trong hạnh phúc, vui vẻ.

Mỗi khi vô tình nghe một điệu chèo, điệu dân ca cũ, hay thấy một đóa quỳnh, đóa ngọc trâm, một mùa ổi, mùa áo tôi lại nhớ về những ngày êm đềm được sống bên ông ngoại. Và đến giờ, khi ông đã mất nhiều năm rồi thì những hình ảnh, những kỷ niệm với ông vẫn ở đó, trong một vùng ký ức ấp ám, đẹp đẽ của tôi tựa như một “liều vitamin” đặc biệt, có hạn sử dụng cả đời này để tôi dựa vào mỗi khi nhớ đến.

Xem thêm: Bật khóc trước món quà mẹ chồng tặng cháu – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Anh đừng nghĩ rằng em sợ ly hôn, thứ em sợ duy nhất chỉ là con em không có một tuổi thơ tươi đẹp, không có một gia đình ấm êm mà thôi.

Anh nghĩ em sợ ly hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Hai năm trước con trai đỗ đại học ở Hà Nội, chồng bàn với chị ra phố tìm việc làm để tiện chăm sóc con luôn, chị ngẫm nghĩ thấy hợp lý nên đồng ý. Nào ngờ quyết định đó là khiến gia đình chị chao đảo…

Gia đình chao đảo khi chồng ra phố - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Anh thất thểu ra về sau phiên toàn, chua xót khi nhận ra mình đã mất vợ, mất con chỉ vì quá tự tin, coi thường vai trò của vợ trong gia đình.

Mất vợ vì quá tự tin – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cổ nhân nói "xem đức tại nhẫn, xem phúc tại lượng". Để đánh giá một người có đức hạnh hay không thì phải xem liệu anh ta có nhẫn nhịn được không. Để đánh giá một người có phúc lành hay không, phải xem anh ta có tấm lòng rộng lớn không?

Cổ nhân nói: Hợp nhau ở tính cách, kính nhau bởi tài hoa nhưng thành tri kỷ lại nằm ở nhân phẩm
0 Bình luận

“Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” - nghĩa là, một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 đông, một câu nói tổn thương có thể khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm lạnh. 

Cổ nhân nói: Lời nói chính là phong thủy cuộc đời
0 Bình luận

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận


Bài mới

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Đề xuất