Nỗi lo cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trong những năm cuối đời, điều khiến người già băn khoăn nhất là ai sẽ là người chăm sóc, phụng dưỡng mình. Là con dâu hay con gái?

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tuổi tác ngày càng cao khiến bà Liễu không ngừng trăn trở, lo nghĩ về những năm tháng cuối đời. Bà đã dành cả đời mình để chăm sóc gia đình. Tuy là mẹ chồng, nhưng bà rất yêu thương và quan tâm con dâu, coi con dâu như con gái ruột của mình.

Một ngày nọ, khi bà Liễu đang ngồi trên chiếc xích đu trong vườn, Linh bước vào nhà với túi rau tươi. Thấy mẹ chồng, cô liền đặt túi rau xuống, chạy đến bên bà, ân cần hỏi han xoa bóp: “Mẹ ơi, sao mẹ lại ngồi đây một mình?”. Sự quan tâm của Linh khiến bà Liễu cảm thấy ấm lòng. Bà nhận ra sự chân thành và tình yêu thương của mình đã được đền đáp xứng đáng.

Trái ngược với con dâu, con gái ruột của bà Liễu là Mai lại khiến bà có phần thất vọng. Mặc dù lần nào về nhà Mai cũng mang theo quà cáp nhưng hành động của cô lại không thực sự quan tâm đến mẹ. Có lần bà Liễu bị ốm phải nhập viện, Linh lập tức thu xếp công việc đến viện chăm sóc mẹ, còn Mai thì chỉ gọi điện hỏi thăm đôi câu rồi biến mất. Nằm trên giường bệnh thấy con dấu tất bật lo lắng cho mình bà Liễu cảm thấy rất ấm lòng. Nhưng nghĩ đến con gái bà lại thấy buồn và thất vọng vô cùng, bao năm nay bà luôn dành cho Mai những gì tốt đẹp nhất, vậy mà lúc mẹ bị bệnh con gái bà lại… trái tim bà như bị bóp nghẹt. “Đứa con này…”, bà Liễu thở dài, cố nhắm mắt lại cho quên đi nỗi buồn.

Sau lần ốm đó, bà Liễu nhận ra những năm cuối đời mình không nên quá trông đợi vào các con, dù là con dâu hay con gái. Bà bắt đầu học cách tự chăm sóc bản thân từ việc sử dụng điện thoại thông minh, lên mạng xem những video hướng dẫn cho người già, đến việc tự mua thuốc, tự làm việc nhà. Mỗi khi thấy bà bận rộn, Linh lại hết lời khuyên mẹ nghỉ ngơi: “Mẹ ơi, mẹ đừng làm việc vất vả nữa. Có con đây, mẹ cứ nghỉ ngơi, đi dạo, nói chuyện với bạn bè cho khuây khỏa”. Nhưng bà Liễu chỉ mỉm cười đáp: “Không được, mẹ phải tự lo cho mình. Các con cũng có cuộc sống riêng của mình, mẹ không muốn trở thành gánh nặng cho các con”.

noi-lo-cuoi-doi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Thời gian trôi qua, cuộc sống của bà Liễu ngày càng trở nên phong phú, bà không chỉ biết tự chăm sóc bản mà còn kết thân thêm nhiều bạn mới để cùng nhau trò chuyện, khiêu vũ, đi du lịch, tận hưởng những ngày tháng vui vẻ.

Còn về Mai, sau khi thấy sự xa cách của mẹ cô cũng dần nhận ra lỗi lầm của mình, với vai trò con gái đáng lẽ ra cô nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mẹ. Dù không thể kề cạnh chăm sóc mẹ mỗi ngày như Linh, nhưng sự thay đổi của Mai cũng khiến bà Liễu cảm thấy ấm áp hơn. Bà biết rằng con gái đã dần hiểu chuyện, dù có hơi muộn màng nhưng vẫn còn kịp.

Qua câu chuyện của bà Liễu có thể thấy rằng, trong những năm tháng cuối đời đừng chỉ mải mê dựa dẫm, phụ thuộc vào các con, dù là con gái hay con dâu, quan trọng là chính bản thân người già cần phải học cách tự chăm sóc và yêu thương chính mình, bởi không ia có thể thay thế được sự tự lực cánh sinh trong cuộc sống.

Xem thêm: “Độc chiêu” luyện chồng lười biếng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Trên cuốc xe ôm đặc biệt ngày hôm ấy, tôi thấy ngưỡng mộ chú vô cùng, dù tật nguyền nhưng chú chưa bao giờ ngừng vươn lên trong cuộc sống, ngừng yêu thương vợ con và cuộc đời.

Cuốc xe ôm đặc biệt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Bài viết này trích lược một phần của cuốn sách “Dạy con làm giàu” của Tác giả Robert Kiyosaki để nói về cạm bẫy nhà đầu tư thường mắc phải khi tham gia đầu tư chứng khoán.

Hiệu ứng tâm lý đám đông trong đầu tư chứng khoán qua câu chuyện 'bầy đàn của loài chuột Lemming'
0 Bình luận

Không thể chịu đựng thêm được nữa, Lan quyết định dùng “độc chiêu” để trị chồng lười biếng, suốt ngày cầm điện thoại để mặc vợ tự xoay xở cơm nước, chăm con.

“Độc chiêu” luyện chồng lười biếng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

“Vọng tử thành long” (mong con thành rồng) là ước nguyện của Tào Tháo và Viên Thuật. Nhưng kết quả lại khác nhau một trời một vực. 

Cổ nhân nói 'Vọng tử thành long': Mong con thành rồng nhưng không dạy thì có thành rồng được không?
0 Bình luận

Dĩ hòa vi quý" có phải là cách đối xử "ba phải", "giữ mình", hòa đồng vui hay là mang ý nghĩa sâu xa khác? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cô nhân nói 'dĩ hòa vi quý': Là lối sống ba hoa hay phẩm đức của người quân tử?
0 Bình luận

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Hợp đồng giúp việc” với mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cứ nghĩ mẹ chồng ki bo khi bắt các con phải ký hợp đồng giúp việc với mức lương 6 triệu/tháng. Nào ngờ đến ngày cuối cùng bà lại cho các con một món quà lớn đến bất ngờ.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, là vì sao?

Cổ nhân dặn “Đêm không chải tóc, sáng không kể giấc mơ”, nghe qua có vẻ chỉ là những lời khuyên liên quan đến thói quen sinh hoạt thường ngày. Nhưng nếu chiêm nghiệm kỹ hơn, ta sẽ nhận ra đây là một triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh lối sống đầy chừng mực, tinh tế và cẩn trọng của người xưa.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lặng người trước câu nói của con – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Câu nói của con như một nhát dao cứa vào lòng tôi. Vợ chồng tôi mải mê kiếm tiền, nghĩ rằng chỉ cần cho con đủ đầy vật chất là được, nhưng điều con cần chỉ là thời gian bên bố mẹ mà thôi...

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cổ nhân dạy: “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo”, càng nghĩ càng thấm thía!

Cổ nhân dạy “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo.” Thoạt nghe, câu nói này nghe có vẻ kỳ lạ và khó hiểu đối với người hiện đại, nhưng nếu tìm hiểu sâu sẽ thấy đây là một lời nhắc nhở mang tính triết lý, phản ánh quan niệm sống, đạo đức và nhân sinh quan của người xưa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cháu yêu cháu ghét – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cháu gái sốt cao nhập viện nhưng tất cả những gì mẹ chồng tôi lo chỉ là “cẩn thận không lại lây cho thằng em”. Tôi không thể nào chấp nhận được cái kiểu cháu yêu cháu ghét của mẹ chồng…

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cổ nhân dặn: “Nhìn mặt mà bắt hình dong”, người có 3 tướng mặt này thì nên tránh xa, đừng dại kết bạn kẻo rước họa vào thân

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu "Nhìn mặt mà bắt hình dong", ngụ ý rằng dung mạo của con người phần nào phản ánh tính cách, tâm tư và phẩm chất bên trong. Dù không hoàn toàn tuyệt đối, nhưng nhân tướng học cổ phương Đông vẫn tin rằng gương mặt là tấm gương soi tâm hồn và từ đó, có thể phần nào dự đoán được một người có đáng tin, có nên kết giao hay không. Cũng vì thế mà cổ nhân dặn, khi chọn bạn mà chơi thì nên cẩn trọng với người có 3 tướng mặt này kẻo rước họa vào thân.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Gửi cháu cho bà – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Hai đứa con tôi đều là người tốt, chúng không có ác ý khi gửi cháu cho bà trông. Nhưng tôi biết rằng nhiều ông bà cũng đang trải qua cảnh giống như tôi: Vừa nghỉ hưu là lập tức gánh thêm một công việc toàn thời gian đó là “bảo mẫu cao tuổi”.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Khối C00 và nỗi ngỡ ngàng của một thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Tớ yêu khối C00 không phải vì nó "dễ", mà vì nó khiến tớ rung động. Vì nó khơi dậy trong tớ một tình yêu với quê hương, với con người, với tiếng nói và ký ức.

Thanh Tú
Thanh Tú 06/06
Bữa cơm với mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện từ bữa cơm chung với mẹ đã dạy tôi rất nhiều điều. Con người không phải hoàn toàn không nên nổi giận, nếu không sẽ thành nhu nhược. Nhưng biết cách bình tĩnh, hít thở sâu để cho góc nhìn rộng ra, để sự bao dung giúp cuộc đời của họ và cả trái tim của mình nhẹ nhàng hơn.

Hải An
Hải An 05/06
Cổ nhân dặn “Gia hòa vạn sự thành” có nghĩa là gì?

"Gia hòa vạn sự thành" không chỉ là một lời khuyên, mà còn là chân lý vượt thời gian về tầm quan trọng của sự hòa thuận trong gia đình đối với thành công và hạnh phúc của mỗi con người.

Hải An
Hải An 04/06
Trả lương cho vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không đi làm ngoài xã hội, người vợ vẫn đảm đương khối lượng công việc lớn, từ chăm sóc con cái, lo toan nhà cửa đến hỗ trợ tinh thần cho chồng. Việc trả lương cho vợ ở nhà chăm con là một cách thể hiện sự trân trọng và công nhận công sức mà người vợ bỏ ra trong vai trò nội trợ và nuôi dạy con cái.

Hải An
Hải An 03/06
Người xưa dặn “Gia phong tốt vượng ba đời” nghĩa là gì?

Trong cõi nhân sinh, có những giá trị không hào nhoáng nhưng bền bỉ như mạch nước ngầm, nuôi lớn cả một dòng tộc qua năm tháng. Một trong những giá trị ấy, cổ nhân gọi là “gia phong” tức là nề nếp, quy tắc sống, cách con người trong một mái nhà đối đãi với nhau và với thế gian. Vì thế mới có câu “gia phong tốt vượng ba đời”.

Hải An
Hải An 02/06
Quả mận dập của mẹ - Câu chuyện nhân văn cảm động

Hơn 10 năm rồi tôi không còn được ăn thứ quà vặt nào ngon như quả mận dập của mẹ. Ngay cả khi ăn quả mận to đẹp, đắt tiền, hương vị cũng chẳng được trọn vẹn như xưa.

Hải An
Hải An 01/06
Tuyệt kỹ dưỡng sinh của cổ nhân: Ghi nhớ 10 ĂN và 1 UỐNG, sống thọ thêm 10 năm!

Việc sống khỏe và tăng thêm cả thập kỷ tuổi thọ không phải điều xa vời, nếu bạn biết áp dụng bí quyết ăn uống dưỡng sinh của vị họa sĩ gạo cội Trung Hoa.

Hải An
Hải An 31/05
Căn nhà cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ngày con trai đưa thợ về đập bỏ căn nhà cũ, mẹ già ngồi thẫn thờ, rơi lệ nơi góc sân. Mẹ rơi nước mắt không chỉ vì tiếc căn nhà cũ mà còn vì xúc động, cảm thấy an lòng khi con trai đã trưởng thành, đủ sức chở che, gánh vác gia đình.

Hải An
Hải An 30/05
Tranh chấp với mẹ kế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mẹ kế ép ba tôi phải viết di chúc theo ý bà ta, để bà ta ở lại căn nhà đến cuối đời. Nhưng những gì bà ta muốn là điều mà anh em tôi không thể chấp nhận được.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất