Cải mồ người chết không bằng cải nết người sống: Nhớ 7 chữ "học" để phúc đầy, họa tan
Người xưa dạy "cải mồ người chết không bằng cải nết người sống" nhằm khuyên răn con người không ngừng học hỏi, tu tâm dưỡng tánh để tạo phúc, giải trừ nghiệp ác.

Sống ở đời người ta thường xem trọng sắc diện, dáng vẻ bề ngoài mà quên học tập, tu tâm dưỡng tánh để tạo nên nét đẹp ở bên trong tâm hồn. Theo giáo lý nhà Phật, con người phải học cách "tu tâm dưỡng tánh" để làm sao cho tâm ý được sạch, không bị ô nhiễm bởi tam độc: tham - sân - si. Dưỡng tánh làm sao cho các tánh hiển lộ. Ấy là tánh thấy, tánh nghe, tánh xúc chạm và sâu sắc hơn cả là tánh nhận thức, gọi chung là tánh giác. Tánh này biểu lộ trí huệ tâm linh của mỗi người.
Vậy nên để tạo phúc báo hóa giải nghiệp ác, con người cần dành nhiều thời gian để "tu tâm dưỡng tánh". Mà cách tốt nhất là nhớ kỹ 7 chữ "HỌC" sau:
Học nhận sai
Ai trong đời cũng từng mắc sai lầm, dù lớn hay nhỏ. Nhưng quan trọng là phải biết nhận sai. Nhận sai để biết mình đang ở đâu, đang như thế nào? Nhận sai để biết sửa sai, thay đổi tâm tính để trở thành thành người nhã nhặn, thông tuệ hơn.

Biết nhận sau không những bạn không mất đi điều gì mà ngược lại còn chứng tỏ được sự độ lượng của bản thân. Học sai là việc nên làm, đó cũng là một cách tu hành để tích phúc báo.
Học ôn nhu
Ai cũng biết răng tuy cứng nhưng đầu lưỡi lại mềm. Đến cuối đời, răng có thể rụng hết nhưng lưỡi thì không. Câu chuyện này rút ra chân lý, làm người phải biết ôn nhu, mềm mỏng vậy đời người mới lâu dài, hạnh phúc. Ngược lại nếu chúng ta quá cứng nhắc sẽ chỉ khiến bản thân thiệt thòi.
Tâm tĩnh lặng ôn hòa nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực sẽ rất tốt trong việc tu hành. Tâm tĩnh lặng, sống ôn nhu sẽ giúp ta nhìn nhận mọi việc theo chiều sâu, ngộ được nhiều chân lý ở đời.
Học cách giao tiếp
Trong xã hội hiện đại này, giao tiếp là một môn học vô cùng quan trọng. Người giao tiếp khéo léo, ôn nhu sẽ ít dính phải thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Người vội vàng, nông nổi sẽ dễ làm mất lòng mọi người.

Học cách giao tiếp còn giúp bạn nhìn nhận mọi chuyện sâu sắc hơn, biết cảm thông, biết chia sẻ. Học cách giao tiếp cũng là một phương thức quan trọng trong tiến trình tu tập tích phúc báo của đời người.
Học cách từ bỏ
Con người giống như chiếc túi xách, cần thì xách lên, không cần thì lại đặt xuống. Thế nhưng khi cần phải đặt xuống thì lại không thể buông xuống được, cũng giống như khi đang xách một vali nặng có muốn bỏ cũng không thể bỏ.
Cuộc đời ngắn ngủi, đừng nên cố chấp. Hãy học cách buông bỏ, biết nhận sai, biết tôn trọng, biết bao dung để đón nhận những điều tốt đẹp. Và đặc biệt, khi làm được những điều đó, bạn sẽ tìm thấy được thanh thản, bình yên.

Học cách động lòng
Nếu bạn yêu cái tốt thì cũng nên biết cách động lòng cảm động trước những người tốt việc tốt xung quanh ta. Biết động lòng trước cái tốt tức bạn là người giàu lòng yêu thương.
Trong cuộc sống này, có hàng trăm hàng nghìn câu chuyện cảm động. Vì vậy, hãy luôn sống tích cực trao đi đừng để gieo yêu thương.
Học cách sinh tồn
Sống chính là tồn tại. Để tồn tại tốt thì trước hết bạn phải có một sức khỏe tốt. Cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp bạn có sức lực để lao động, làm việc tốt và trao đi yêu thương. Sống khỏe mạnh cũng là cách bạn báo hiếu cha mẹ.
Vì vậy, để có một cuộc đời trọn vẹn, hãy học thật nhiều và không ngừng tu tâm dưỡng tính.
Xem thêm: Con người chỉ cần có tính khí tốt, mọi sự tự khắc sẽ suôn sẻ
Đọc thêm
Học làm người là điều mà chúng ta phải học cả đời này mãi chẳng bao giờ có thể học hết được. Muốn cải thiện bản thân, hãy không ngừng học hỏi mỗi ngày.
Theo cách nhìn người của cổ nhân, người đi như sói, miệng như hổ là người đa nghi, dễ thay đổi, nham hiểm và khó lường.
Cha mẹ trước khi mong con thành đạt hãy giáo dục con thành người tử tế. Một người tử tế chắc chắn không phải người vô ơn.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.