Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức – Câu chuyện khiến bạn ngộ ra được nhiều điều

“Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức” là một câu chuyện khiến bạn phải phải thay đổi tư duy nếu muốn trở nên giàu có và thành công.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”

Người ta thường nói “Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”, bạn nghĩ sao về câu nói này? Theo quan điểm của người viết, giữa người nghèo và người giàu không chỉ tồn tại khoảng cách về của cải mà còn tồn tại khoảng cách về tư duy. Vì sao lại nói như vậy? Câu chuyện giới đây sẽ cho bạn câu trả lời!

Ngày xưa, có một người nghèo tới mức không đủ ăn, đủ mặc. Tất nhiên, anh cũng tìm cách kiếm tiền nhưng vẫn không thể thoát khỏi tình trạng nghèo khó đó. Vì thế anh luôn phàn nàn với người khác về sự bất công của số phận, rằng anh có làm việc chăm chỉ đến đâu cũng không thể kiếm được nhiều tiền.

Một hôm, anh đến một ngôi chùa muốn cầu Phật cho mình giàu có, anh than thở với Đức Phật rằng: “Tại sao những người nghèo như chúng con dù vất vả làm lụng cả một ngày nhưng củ chỉ đủ tiền ăn uống qua ngày? Còn những những người giàu có lại vui vẻ cả ngày, không cần làm việc chăm chỉ vẫn ăn sung mặc sướng? Thật là rất bất công!”

Nghe người nghèo than vậy, Đức Phật hỏi: “Vậy ngươi cảm thấy như thế nào mới công bằng?”

Người nghèo dường như tìm thấy một tia hy vọng, vội vã đáp: “Nếu có thể hãy cho con và người giàu cùng một vạch xuất phát, làm những công việc giống nhau, con nghĩ chắc chắn bản thân sẽ kiếm được nhiều tiền hơn họ!”

Đức Phật nghe xong gật đầu cười nói: “Được thôi, vậy ta cho ngươi thời gian một tháng nhưng ngươi phải đồng ý với ta một chuyện, nếu kết quả không giống như ngươi nghĩ thì ngươi bắt buộc phải chấp nhận nó, không được kêu ca phàn nàn nữa”. Người nghèo nghe vậy hớn hở đồng ý ngay!

Nguoi-giau-muon-suc-nguoi-ngheo-ban-suc-cau-chuyen-nhan-van-1

 Vừa dứt lời, Đức Phật biến một người giàu thành người nghèo y hệt người nghèo kia, sau đó cho họ mỗi người một mảnh rừng giống hệt nhau và lập ra quy định: Bắt buộc phải chặt hết cây trong rừng trong vòng 1 tháng, cây chặt ngày nào có thể đem đi bán lấy tiền ngày đó.

Cứ như vậy, người giàu và người nghèo bắt đầu chặt cây trong rừng. Thế nhưng, ở trong khu rừng lại là hai cảnh tượng vô cùng khác nhau. Người nghèo từ lâu đã quen làm những công việc nặng nhọc, với anh, việc chặt cây đơn giản như cắt miếng bánh ăn vậy, chẳng mấy chốc anh đã đốn được rất nhiều cây, chất lên xe tải chở ra chợ bán lấy tiền. Sau khi kết thúc công việc hàng ngày, người nghèo sẽ mua rất nhiều thức ăn ngon để đãi mình và cũng thường đến các quán rượu để xả hơi. Người giàu chưa bao giờ làm việc nặng nhọc, cứ làm một lúc lại nghỉ, mồ hôi nhễ nhại, đến tối, người giàu cũng chỉ chặt nửa xe cây đưa ra chợ bán. Người giàu sẽ chỉ tiêu một phần nhỏ của số tiền để mua thức ăn, và giữ lại phần còn lại.

Sau vài ngày như thế này, thì một ngày nọ, người nghèo vẫn đi rất sớm để vào rừng chặt cây, còn người giàu thì đi tới khu chợ đông đúc gần đó, một lúc sau, anh đưa về hai người đàn ông quần áo rách rưới tới khu rừng của mình, họ không nói lời nào, lập tức bắt tay vào giúp người giàu chặt cây, trong khi người giàu thì đứng bên cạnh quan sát. Hai người đàn ông to khỏe, dưới sự chỉ huy của người giàu, chỉ trong vài giờ đã chặt mấy xe cây, người giàu mang cây ra chợ bán, rồi lại thuê thêm một vài người nữa tới chặt cây cho mình. Cuối ngày, ngoài tiền công cho người chặt cây, người giàu còn có tiền mua bánh bao, số còn lại để dành dụm

Chớp mắt thời hạn một tháng trôi qua, kết quả có lẽ ai cũng tưởng tượng được. Người nghèo dù miệt mài chăm chỉ chặt cây hằng ngày nhưng cũng chỉ chặt hết được một phần ba số cây trong rừng, số tiền hằng ngày kiếm được anh cũng đều dùng để tự thưởng cho bản thân, mua đồ ăn thức uống nên cuối cùng chẳng còn lại mấy đồng. Trong khi đó, người giàu thì ngược lại, cùng với sự giúp đỡ của người khác anh đã chặt hết số cây trong rừng, tiết kiệm được rất nhiều tiền, thậm chí anh ta còn dùng số tiền kiếm được thực hiện thêm một số vụ làm ăn buôn bán khác, nên chẳng mấy chốc tiền đẻ ra tiền. Sau cùng người giàu vẫn cứ là người giàu.

Ý nghĩa đằng sau câu chuyện “Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức”

Chúng ta ai cũng muốn làm giàu, thoát khỏi tình trạng đói nghèo vì thế mọi người sẽ đều vì tiền mà làm việc. Nếu gặp may, thuận buồm xuôi gió thì bạn có thể thay đổi hiện trạng một cách suôn sẻ, thực hiện được ước mơ làm giàu. Thế nhưng, ở đời mấy ai có được may mắn này. Hầu hết mọi người chỉ biết chăm chỉ làm việc, nhận những đồng lương cố định, nhìn người khác làm giàu rồi oán than số phận bất công, đổ lỗi cho người khác.

Nguoi-giau-muon-suc-nguoi-ngheo-ban-suc-cau-chuyen-nhan-van-2

Thế nhưng, một thực tế dễ nhận thấy trong cuộc sống là trong cùng một điều kiện trong khi người nghèo chỉ biết lao vào kiếm tiền, tiêu hết rồi lại lao vào kiếm tiền để rồi kết quả nhận được chẳng có bao nhiêu. Trong khi người giàu thì khác, ban đầu họ cũng chăm chỉ kiếm tiền nhưng họ không chỉ biết tích lũy mà còn có tư duy đi mượn lực từ bên ngoài, biết dựa vào sức người khác để làm giàu cho bản thân, thậm chí là đi vay tiền của người khác để kiếm tiền. Con đường kiếm tiền càng nhiều bao nhiêu thì tiền cũng sẽ tự nhiên mà nhiều bấy nhiêu.

Muốn trở nên giàu có và thành công, tư duy “mượn lực” là vô cùng cần thiết, khi bạn biết tận dụng “nhân tài” góp sức cho mình, bạn có thể thành công chỉ với một nửa công sức, bớt phải đi nhiều đường vòng hơn. Đó cũng là ý nghĩa mà câu chuyện “Người giàu mượn sức, người nghèo bán sức” muốn truyền tải đến bạn!

Xem thêm: Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới biết bạn là ai

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử là câu chuyện học trò của Khổng Tử ăn vụng cơm để rồi ông tự than trách chính mình và 3 bài học thâm thúy để lại cho hậu thế.

“Nồi cơm của thầy trò Khổng Tử” – Mạn đàm 3 bài học nhân sinh
0 Bình luận

Tảng đá sợ đau là câu chuyện giúp bạn thấy rằng, để mài giũa nên một con người thành công thì phải chịu đựng không ít tổn thương và đau đớn.

Tảng đá sợ đau – Câu chuyện là bài học trưởng thành đắt giá
0 Bình luận

Người quét rác là câu chuyện giúp mọi người hiểu rằng học được cách tôn trọng mới là tài sản quý báu nhất của đời người

Người quét rác và bài học về cách tôn trọng khiến không ít người hổ thẹn
0 Bình luận

Tin liên quan

"Đó là con gì?" là câu chuyện nhân văn, đầy tính giáo dục về một người cha nhẫn nhịn và cậu con trai thiếu kiên nhẫn của mình.

'Đó là con gì?' – Câu chuyện nhân văn đầy xúc động về tình yêu của cha
0 Bình luận

Logo được xem là biểu tượng, bộ mặt của mỗi một thương hiệu, công ty.

Những câu chuyện bất ngờ ẩn sâu logo của các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
0 Bình luận

Không bằng một đứa trẻ là câu chuyện hay về thói cư xử thô lỗ, kém duyên khiến nhiều người phải tự ngẫm nghĩ về hành động của bản thân.

Không bằng một đứa trẻ - Câu chuyện đáng suy ngẫm về thói cư xử ở đời
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 6 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất