Nghỉ hưu sớm để chăm mẹ già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

2 tháng sau khi anh về hưu, sức khỏe mẹ tiến triển rất tốt, bà ăn ngủ điều độ hơn. Nhìn mẹ vui vẻ, khỏe mạnh lên từng ngày, anh biết mình đã quyết định đúng khi xin nghỉ hưu sớm.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi biết anh có ý định nghỉ hưu trước tuổi vợ con anh phải đối rất kịch liệt. Với vị trí hiện tại, chỉ sang năm thôi anh sẽ được bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn. Yên ổn ở đó đến khi về hưu chính thức là điều nhiều người mơ ước. Nhưng anh vẫn nhất quyết nghỉ, bởi nỗi trăn trở bấy lâu trong lòng cứ ngày càng nặng trĩu…

Một buổi chiều, anh trở về nhà sau một chuyến công tác dài, thấy mẹ ngồi tha thẩn ở hiên trong bóng chiều chập choạng. Mẹ nhìn anh bằng anh mắt lơ đễnh: “Chú hỏi ai? Nhà đi vắng hết rồi”. Chỉ mới 10 ngày xa mẹ mà bà đã quên mất đứa con trai út, anh nghe mẹ nói mà lòng không khỏi xót xa.

Cách đây hơn 1 năm, sau nhiều lần tranh cãi với vợ, anh quyết định đưa mẹ lên sống cùng ở thành phố để tiện chăm sóc. Vợ anh bàn tới bàn lui vì ở quê còn có bác cả, chứ ở đây vợ chồng con cái ai cũng bận rộn làm sao chăm sóc mẹ được. Mẹ anh tự ăn uống và đi lại được, nhưng bà mắc bệnh sa sút trí tuệ nên ngày càng lẫn.

Trong số 5 đứa con mẹ chỉ còn nhớ mỗi anh, gọi đúng tên và mong được ở cùng. Lần nào về quê mẹ cũng nói như van xin anh: “Con đưa mẹ theo với, đừng để mẹ ở đây, họ không cho mẹ ăn uống, mẹ đói lắm con ơi”. Anh biết mẹ bị bệnh nên mới nói thế chứ vợ chồng anh trai vẫn chăm sóc mẹ chu đáo. Những dẫu vậy anh vẫn thấy canh cánh trong lòng…

Bác sĩ dặn đối với bệnh tình của mẹ thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, cần nhất vẫn là sự chăm sóc của người thân. Anh thừa sức mua cho mẹ thuốc đắt tiền, đồ ăn bổ dưỡng, nhưng cái mẹ cần anh lại không làm được… Suy nghĩ mãi, cuối cùng anh vẫn chọn đưa mẹ lên sống cùng. Càng ở bên mẹ, anh càng thương mẹ nhiều hơn. Mẹ quên mất bữa sáng ăn gì, bữa tối tắm chưa, nhưng lại nhớ rất rõ những ngày thơ bé của anh. Mẹ kể chuyện lúc anh mọc răng sốt mấy lần, ngày đầu tập đi xe đạp anh đã suýt tông vào con trâu giữa đường làng, từ nhỏ anh đã thích ăn cá hơn ăn thịt,… Tối nào hai mẹ con cũng trò chuyện tới khuya, mẹ vui lắm.

Có những lần anh phải xin nghỉ họp, hoãn chuyến công tác vì mẹ muốn anh ở nhà. Vợ anh thấy vậy thì không vui, chị muốn thuê người giúp việc để anh chuyên tâm công tác. Nhưng anh không đồng ý, anh chỉ muốn tự mình chăm sóc mẹ. Tuy nhiên, anh không thể làm tốt hai việc cùng một lúc nên ý định nghỉ hưu sớm cứ nhen nhóm trong anh.

nghi-huu-som-de-cham-me-gia-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Khi anh thông báo với vợ con ý định đó thì anh cũng đã suy nghĩ rất cẩn thận, 2 con bây giờ đã trưởng thành, có việc làm ổn định, kinh tế gia đình cũng ở mức khá giả đảm bảo cuộc sống cho hai vợ chồng khi về già. Coi như nghĩa vụ với vợ con anh đã hoàn thành, giờ là lúc anh báo hiếu mẹ. Thời gian mẹ ở cạnh anh không còn nhiều, anh không muốn sau này mẹ ra đi lại mang theo nỗi buồn trong lòng vì không được con kề cạnh, chăm sóc, quan tâm. Nghỉ hưu rồi anh sẽ có thời gian chăm sóc mẹ chu đáo hơn. Vợ anh không thay đổi được ý định của chồng nên đề xuất phương án chị sẽ nghỉ làm chăm sóc mẹ để anh tiếp tục công tác. Nghe vậy thì anh ôn tồn bảo vợ: “Chuyện ăn uống, tắm rửa cho bà ai cũng làm được, nhưng người trò chuyện cùng bà thì chẳng ai thay thế được anh”.

Ngày chia tay đồng nghiệp cơ quan, nhiều người thấy tiếc cho anh. Thậm chí, có ông anh nghỉ hưu được nửa năm còn gọi điện cảnh báo anh: "Chú suy nghĩ cho cẩn thận chứ về hưu sớm quanh quẩn ở nhà buồn lắm". Anh chỉ mỉm cười vì trong lòng đã có dự định riêng.

Tháng đầu tiên sau nghỉ hưu, anh mua đất và thùng xốp về để hai mẹ con cùng trồng rau. Mẹ thích ăn cơm cháy nồi gang, anh lùng sục khắp các chợ nội thành để tìm mua bếp củi và nồi gang. Cả ngày sau đó, hai mẹ con hì hục nhóm bếp, nấu cơm trên sân thượng, ăn cùng kho quẹt. Bữa cơm đó mẹ vui lắm kể chuyện ngày xưa con đông, mẹ thường ăn phần cháy để dành cơm ngon cho con no bụng, mùi vị găm chặt trong kí ức làm anh thấy bồi hồi.

Một hôm mẹ bảo muốn về thăm quê nhưng nhất định phải đi xe máy để dễ thở. Thế là hôm sau hai mẹ con xuất phát từ sáng sớm khi trời còn mờ sương, chạy xe chầm chậm trên con đường làng thơm ngào ngạt mùi lúa trổ đồng, anh thấy lòng mình bình yên, hạnh phúc quá đỗi. Anh nhớ những buổi sáng sớm lúc còn nhỏ, mẹ cũng chở anh trên chiếc xe đạp cọc cạch băng qua ruộng lúa để đến trường.

2 tháng sau khi anh về hưu, sức khỏe mẹ tiến triển rất tốt, bà ăn ngủ điều độ hơn. Hàng ngày anh đưa mẹ ra công viên tập dưỡng sinh cùng các cụ rồi cùng đi chợ mua đồ ăn sáng. Một tuần 3 lần anh đưa mẹ đến câu lạc bộ của những người bị sa sút trí tuệ để thực hành bài tập hỗ trợ trí nhớ. Nhìn mẹ vui vẻ, khỏe mạnh lên từng ngày, anh biết mình đã quyết định đúng khi xin nghỉ hưu sớm.

Xem thêm: Anh trai tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Chồng nhìn vợ và chợt nghĩ vợ thích ăn gì nhỉ, nghĩ mãi không được bèn gọi điện cho các con, nhưng đứa nào đứa ấy cũng lắc đầu “mẹ ăn gì cũng được ấy mà”.

Vợ thích ăn gì? – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Mấy chục năm qua, một mình anh trai gồng gánh lo cho ba mẹ, lo cho mình. Nhìn bóng dáng anh lủi thủi mà mình thương quá… biết đến bao giờ anh mới có được hạnh phúc của riêng mình.

Anh trai tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Nhận được tin dượng nhập viện, tôi tức tốc mang 50 triệu đến đóng viện phí, tình cờ nghe được cuộc đối thoại của dượng với mẹ, tôi bật khóc nức nở vì thương.

Ân tình của dượng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Với người trong gia đình, càng bao dung thì càng hạnh phúc. Vì thế, với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ được hưởng 7 phần.

Cổ nhân nói: Với người nhà, nhường nhịn 3 phần sẽ hưởng được 7 phần
0 Bình luận

Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.

Cổ nhân nói: Đời người có được ắt có mất, can cớ gì phải so bì?
0 Bình luận

Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...

Cổ nhân nói: Sống ở đời nhất định phải ghi nhớ đạo lý này
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất