Phong trào Mottainai - lối sống tiết kiệm giúp người Nhật trở nên giàu có

Mottainai là văn hóa sống "ăn sâu" vào máu của người Nhật Bản. Phong trào này giúp họ sống bền vững và trở nên giàu có.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mottainai không chỉ tập trung vào sự lãng phí lương thực

Mottainai là một thán từ trong tiếng Nhật Bản, nó có ý nghĩa là: “Tiếc quá” hay “thật lãng phí” hoặc “phí quá”. Thán từ này được dùng khi một đồ vật bị vứt bỏ trong khi nó vẫn còn giá trị sử dụng. Không chỉ vậy, Mottainai cũng có nghĩa là cảm giác hối tiếc khi bạn đã làm lãng phí đi 1 điều gì đó.

Mottainai thường được dùng để thể hiện sự hối tiếc, đau buồn khi chúng ta thấy một vật hoặc tài nguyên gì đó bị lãng phí.

Nguồn gốc của cách sống Mottainai xuất phát từ Phật giáo và triết học cho rằng, chúng ta là một phần của tự nhiên và chúng ta nên phấn đấu để sống hài hòa với nó, tránh lãng phí càng ít càng tốt và biết ơn nguồn tài nguyên mà mình sử dụng đó.

Ý tưởng tôn trọng thiên nhiên được coi là rất đỗi thiêng liêng có nguồn gốc sâu xa trong văn hoá Nhật Bản. Mottainai không chỉ là một khẩu hiệu sinh thái.

Nhật Bản là một quốc gia ít tài nguyên thiên nhiên nên người dân nước này rất có ý thức, cẩn thận không để lãng phí dù chỉ là một chút thức ăn và của cải.

mottainai-loi-song-tiet-kiem-giup-nguoi-nhat-tro-nen-giau-co-9

Đối với những người ở xứ sở hoa anh đào này, Mottainai không chỉ tập trung vào sự lãng phí lương thực, mà còn thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên và lòng biết ơn của chúng ta dành cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, nó cũng bày tỏ sự hối hận về những cơ hội bị lãng phí, lãng phí các nguồn lực, kiến ​​thức và kỹ năng sử dụng sai lầm.

Nhật Bản đã trở thành một trong những nước giàu nhất trên thế giới nhờ lối sống tiết kiệm Mottainai như thế nào?

Phong trào Mottainai nổi lên sau Thế chiến thứ hai khi tài nguyên thiên nhiên Nhật Bản bị tàn phá và người dân bị nghèo đói. Lúc đó, mọi thực phẩm, vật dụng đều cần phải tiết kiệm để có thể sử dụng kéo dài càng lâu càng tốt.

Người dân đã phải làm việc cực kỳ khó khăn để có thể mua được một lượng đồ ăn nhỏ cho bản thân và gia đình. Điều quan trọng là tất cả mọi người dân Nhật đều không lãng phí bất cứ thứ gì mà họ có. Nếu ai đó có quá nhiều, thay vì lãng phí nó, gia đình họ cho đồ ăn những người thiếu ăn ăn hoặc cho quần áo những người thiếu mặc. Nguyên tắc của mottainai đã trở thành quy luật gia đình và cộng đồng cũng như tư duy truyền thống thấm sâu vào mỗi người dân Nhật Bản.

Mặc dù sau đó Nhật Bản đã trở thành một trong những nước giàu nhất trên thế giới, nhưng một số thói quen vẫn được người dân nước này duy trì.

mottainai-loi-song-tiet-kiem-giup-nguoi-nhat-tro-nen-giau-co-7
Những lễ hội Mottainai như thế này thường được người dân Nhật Bản tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm

Mottainai được phản ánh trong đời sống hàng ngày bằng nhiều cách. Ví dụ ở Tokyo, nhiều nhà vệ sinh tại các tòa nhà trung tâm dùng nước thải từ chậu rửa tay để dội bồn cầu.

Một nhà nghiên cứu cho biết, khoảng 10 năm gần đây, một loại vải bọc xuất hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ 8 để bọc đồ vẫn được người dân nước này sử dụng nhằm thay thế cho túi nhựa và bao bì giấy.

Riêng đối với nhân viên của các công ty Nhật Bản, năm 2005, Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi đã yêu cầu họ áp dụng phong cách, trang phục thoải mái vào mùa hè khi đi làm, không bắt buộc phải mặc thắt cà vạt, quần âu và áo sơ mi nhằm tiết kiệm điện từ điều hòa. Nhờ vậy mà đến năm 2006, lượng khí thải CO2 vào mùa hè đã giảm tới 1,14 triệu tấn, chỉ bằng cách tăng điều hòa nhiệt độ lên 2 ° C.

Cách sống Mottainai ngày nay của người Nhật và câu chuyện đáng học hỏi từ người nông dân hái nấm

Truyền thống đó vẫn duy trì cho tới cả ngày hôm nay. Nhật Bản thường không lãng phí bất cứ thứ gì và họ còn sử dụng tất cả các thứ đó theo nhiều cách.

Ví dụ như gạo ở Nhật, không chỉ để ăn mà còn để làm đồ uống có cồn như sake. Không chỉ vậy, người ta còn sử dụng tinh bột gạo hoặc trấu để tạo ra giấy, làm bánh mocha,senbei…

mottainai-loi-song-tiet-kiem-giup-nguoi-nhat-tro-nen-giau-co-5

Ở Nhật Bản, người dân rất giữ gìn quần áo và đồ dùng của họ. Không có vết rách, nấm mốc hoặc vết bẩn trên quần áo.

Những người nông dân Nhật Bản luôn ý thức khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Một người hái nấm có thể chọn bắt đầu từ một vị trí tốt trong rừng để lấy nấm. Nhưng năm sau, anh ta sẽ đi đến một khu rừng khác để lấy nấm thay vì tiếp tục đến chỗ cũ. Chu kỳ sẽ tiếp tục cho đến khi vị trí ban đầu người đó hái có thời gian để phát triển thêm nấm thay vì chọn cùng một chỗ và hái cho đến khi chỗ đó không thể mọc được nấm nữa.

Xem thêm: Quy tắc 5.34: Bí thuật tiết kiệm tiền của người Nhật giúp họ đạt tự do tài chính

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người Nhật Bản kiếm tiền tốt và tiêu tiền rất khôn ngoan, giúp họ có có thể duy trì lối sống sung túc mà không cần quá tằn tiện.

Thán phục 7 mẹo tiết kiệm hữu hiệu của người Nhật Bản: Tiêu tiền khôn ngoan là chìa khóa của sự sung túc!
0 Bình luận

Người Nhật Bản nổi tiếng về những triết lý sâu sắc, đặc biệt trong đó có 3 triết lý về tiền bạc này.

3 triết lý sâu sắc về tiền bạc của người Nhật Bản: Hãy học cách hài lòng với những gì mình đang có
0 Bình luận

Thương hiệu Toyota có một triết lý làm việc có tên là Genchi Genbutsu Genjitsu, và nó là cách mà người Nhật Bản né được việc "em tưởng".

Triết lý làm việc hữu hiệu của người Nhật Bản chuyên trị bệnh 'em tưởng'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người nhặt ve chai gây sốc khi ủng hộ 5 tấn gạo cho vùng lũ lụt

Người đàn ông bại liệt nổi tiếng ở Trung Quốc một lần nữa khiến công chúng cả trong và ngoài nước chú ý khi hiến tặng 5 tấn gạo cùng hàng ngàn nhu yếu phẩm cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Quý Châu.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Nữ giúp việc đổi đời nhờ tính trung thực: Ông trời không phụ lòng người!

Sau khi trả lại nhẫn kim cương cho chủ nhà, cuộc đời của nữ giúp việc Lý Ngọc Quyên đã bước sang một trang mới, vừa có sự nghiệp, vừa có người chị thân thiết đồng hành, hỗ trợ.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người đàn ông tình nguyện chăm sóc bạn gái mất trí nhớ suốt 10 năm

Gần 10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng khiến bạn gái bị tổn thương não, trí tuệ như trẻ lên 5, Shen Lan vẫn ở lại chăm sóc cô, dù nghèo khó và gia đình hai bên phản đối.

Hải An
Hải An 29/06
Người đàn ông khuyết tay chân lập nên “kỳ tích” khi tự lái thuyền vượt biển Thái Bình Dương

Craig Wood (33 tuổi) - người đàn ông khuyết tật mất cả hai chân và tay trái vừa hoàn thành "kỳ tích" khi tự lái thuyền 7.500 hải lý trong 80 ngày, đi xuyên Thái Bình Dương.

Thanh Tú
Thanh Tú 28/06
Gợi ý đáp án môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2025

Đề Văn thi tốt nghiệp THPT 2025 các thí sinh viết về 'vùng trời quê hương nào cũng là bầu trời Tổ quốc', giữa bối cảnh đất nước nhiều thay đổi lớn lao. Đây là năm đầu tiên đề thi Văn tốt nghiệp THPT dùng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

Hải An
Hải An 26/06
Cô bé 12 tuổi chế tạo chiếc khăn chạy bằng năng lượng mặt trời mang 'hơi ấm' đến với những người vô gia cư

Chứng kiến những người vô gia cư co ro trên vỉa hè trong cái lạnh thấu xương, cô bé Rebecca Young (12 tuổi) đến từ Học viện Kelvinside ở Glasgow đã thiết kế một chiếc chăn năng lượng mặt trời.

Hải An
Hải An 25/06
Về Việt Nam tìm cội nguồn, chàng trai vỡ òa khi gặp lại bố ruột sau 15 năm

Sau 15 năm xa cách, anh Nguyễn Thế Minh (35 tuổi) vô cùng xúc động khi gặp lại bố ruột ở vùng đất xa lạ cách Việt Nam khoảng 6 giờ bay. “Vẫn là dáng vẻ của bố như trong trí nhớ. Chỉ khác là, dù lâu rồi mới gặp lại nhưng mình không thể chạy đến ôm, thể hiện tình cảm với bố như lúc bé. Vì mình tôn trọng con đường tu hành mà bố đã chọn”, anh nói.

Hải An
Hải An 24/06
Cụ ông 75 tuổi hơn 30 năm miệt mài chạy xe máy, vượt hàng ngàn cây số để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi

Những ngày qua, câu chuyện cụ ông 75 tuổi ở Trùng Khánh (Trung Quốc) treo thưởng 5.000 NDT (khoảng 18 triệu đồng) để tìm bố mẹ đẻ cho con gái nuôi đã khiến cộng đồng mạng vô cùng xúc động.

Hải An
Hải An 19/06
Chú voi Đắk Lắk từ chối về rừng, ở lại trả ơn ân nhân cứu mạng

Hơn 9 năm qua, chú voi tên Gold là “con cưng” của các cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk. Câu chuyện về chú voi đặc biệt này luôn khiến người kể lẫn người nghe đều xúc động mỗi khi nhắc đến.

Hải An
Hải An 17/06
Chàng trai “thổi hồn dân tộc” vào những chiếc nón lá mộc mạc thân quen

Vì yêu thích văn hóa dân tộc, chàng trai trẻ Tiêu Tường Huy đã chọn rẽ hướng khỏi chuyên ngành kỹ thuật, theo đuổi con đường sáng tạo, bắt đầu hành trình “thổi hồn dân tộc” qua những chiếc nón lá thân quen.

Chân dung người đàn ông 'may mắn' nhất thế giới: Trúng số triệu đô sau 7 lần bị tử thần gõ cửa

Frane Selak, một thầy giáo dạy nhạc người Croatia, được mệnh danh là người đàn ông vừa may mắn nhất vừa kém may mắn nhất thế giới. Sau 7 lần lách qua lưỡi hái của tử thần, vận may cuối cùng cũng mỉm cười khi ông trúng giải độc đắc hơn 1 triệu USD vào năm 2003.

Cậu bé dầm mưa giữ cần cẩu cho bố mẹ biểu diễn mưu sinh khiến triệu người xúc động

Đoạn video quay lại một cậu bé 6 tuổi đứng trên ghế dầm mưa, tập trung điều khiển cần cẩu để nâng bố mẹ lên cao, biểu diễn nhào lộn mưu sinh đã khiến hàng triệu người xúc động.

Hải An
Hải An 13/06
Cụ ông giấu tên hào phóng quyên tặng 20 thỏi vàng cho thành phố

Mới đây tại Nhật Bản, một cụ ông 70 tuổi (yêu cầu được giấu tên) đã quyên tặng 20 thỏi vàng cho chính quyền thành phố Sakurai để cải thiện nơi sơ tán khi xảy ra thiên tai.

Hải An
Hải An 12/06
Phim hoạt hình của sinh viên Việt Nam tranh giải tại “Cannes của hoạt hình” ở Pháp

Phim hoạt hình “Sự tích Trần Thanh Dương” của Lê Đỗ Hải Châu (25 tuổi) tranh giải Phim tốt nghiệp hay nhất tại Liên hoan phim hoạt hình Annecy, được ví như "Liên hoan phim Cannes của hoạt hình".

Thanh Tú
Thanh Tú 11/06
Tác giả đề thi Ngữ Văn 2025 của Thượng Hải: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề”

Sau khi đề thi Ngữ Văn 2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc nhận về nhiều sự quan tâm, ông Hồ Hiểu Minh - Giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông đã nói: “Có thể nhiều học sinh sẽ mắng tôi sau khi đọc xong đề, nhưng thực ra, nếu bình tĩnh suy nghĩ kỹ thì vẫn có khá nhiều điều có thể viết được”.

Hải An
Hải An 09/06
Đề thi Ngữ Văn 2025 tại Trung Quốc gây ấn tượng với sự giao thoa giữa văn học cổ điển và tư duy phản biện hiện đại

Đề thi Ngữ văn tại Trung Quốc năm 2025 tiếp tục thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, không chỉ bởi cấu trúc đa dạng mà còn vì những câu hỏi mang tính thời sự, khơi gợi tư duy phản biện sâu sắc.

Hải An
Hải An 09/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất