3 triết lý sâu sắc về tiền bạc của người Nhật Bản: Hãy học cách hài lòng với những gì mình đang có
Người Nhật Bản nổi tiếng về những triết lý sâu sắc, đặc biệt trong đó có 3 triết lý về tiền bạc này.

Từ lâu, người Nhật Bản đã nổi tiếng là vô cùng tiết kiệm, biết chi tiêu hợp lý. Thực ra, điều này là do họ được thấm nhuần những triết lý sâu sắc về tiền bạc từ nhỏ, giúp họ có nền tảng vững chắc. Dưới đây là 3 trong số nhiều triết lý đó:
Chisoku
Chisoku trong tiếng Nhật có nghĩa là "hãy hài lòng", tức là hãi bằng lòng với những gì mình có. Chúng ta thường chi tiêu quá tay vì mua nhiều thứ hơn mức cần thiết. Thị trường có vô số "bẫy" chi tiêu, với những cách tiếp thị thông minh khiến chúng ta liên tục phải chi tiền.
Sáng nay tôi cũng trải qua cám dỗ như vậy. Lúc đang đi lang thang gần khu vực bán đồ bếp trong siêu thị, một chiếc giá trưng bày đầy những chiếc cốc màu pastel rực rỡ đã thu hút sự chú ý nơi tôi. Không cưỡng lại nổi, tôi bắt đầu chọn một tá cốc để làm sống động thêm căn bếp của mình. Nhưng rồi, một khoảnh khắc thoáng qua trong đầu đã nhắc nhở tôi về Chisoku. Tôi nhớ ra thực chất mình đã có nhiều cốc lắm rồi và không cần mua thêm chiếc nào nữa cả.

là: Nhu cầu thì có hạn nhưng mong muốn có thể là vô hạn. Do đó, hãy thấm nhuần triết lý Chisoku để có thể chi tiêu hợp lý hơn.
Wabi Sabi
Wabi Sabi là triết lý về việc tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo. Người Nhật Bản tâm niệm, khi mọi thứ "có tuổi" hay thậm chí mục nát, chúng vẫn có vẻ đẹp riêng vô cùng đắt giá.
Hãy nhớ điều này: Nhiệm vụ của các công ty là làm cho sản phẩm mới trông hấp dẫn nhất có thể. Đó là cách họ thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu đánh giá vẻ đẹp và đặc tính của những thứ bạn đã sở hữu, bạn sẽ sớm thấy rằng mình không cần phải thay thế đồ đạc thường xuyên.
Thấm nhuần triết lý này, bạn sẽ ngưng dùng tiêu chuẩn "những món đồ sáng bóng mới mẻ" để đánh giá cao vẻ đẹp xung quanh mình. Đối với những món đồ không phải nhu yếu phẩm, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản đáng kể khi không thay chiếc bàn vốn đang hoàn hảo tốt đẹp của mình bằng một mẫu mới hơn.
Mitate
Mitate là triết lý nahwsc nhở chúng ta rằng mọi thứ đều có nhiều hơn một công dụng. Chẳng hạn, khi bạn uống xong một chai nước, thay vì vứt đi, tại sao không tận dụng chúng làm những việc khác? Chai nước đó có thể dùng làm chậu trồng cây, hoặc đơn giản hơn là bình tưới nước.

Chúng ta vốn có thể đi mua những chiếc bình đắt tiền để trồng cây. Nhưng bằng cách tái sử dụng như trên, bạn đã thổi một luồng sinh khí mới vào một đồ vật tưởng chừng phải bỏ đi và tiết kiệm cho bản thân được kha khá tiền bạc.
Dù sao, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện, bạn hoàn toàn có thể mua sắm những thứ làm mình vui, nhưng hãy điều độ. Chi tiêu tiền có ý thức thay vì vung tiền bừa bãi sẽ giúp bạn sớm đạt được sự an yên. Lần tới, khi bạn muốn mua một thứ gì đó, hãy áp dụng những nguyên tắc này để xác định xem bản thân có thật sự cần mua chúng hay không.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Xem thêm: "Học lỏm" mẹo tiết kiệm của bà nội trợ Nhật Bản tích cóp được hơn 800 triệu trong 3 năm
Đọc thêm
Thương hiệu Toyota có một triết lý làm việc có tên là Genchi Genbutsu Genjitsu, và nó là cách mà người Nhật Bản né được việc "em tưởng".
Vừa qua, nữ sinh Nguyễn Ngọc Ái Duyên đã trở thành thủ khoa đầu ra một trường đại học ở Nhật Bản, giống với anh trai em trước đó.
Theo vị chuyên gia Nhật Bản này, bí quyết để sở hữu tiền tỷ ở tuổi 30 thực tế là những cách tiết kiệm đơn giản ai cũng làm được.
Tin liên quan
Dù mới là học sinh lớp 6, nhưng nam sinh Lê Bảo Nam (Hà Nội) đã sở hữu vô số thành tích đáng nể.
Người xưa coi cây cảnh là một phần phong thủy của gia đình, vì nó ảnh hưởng đến hạnh phúc và tài vận. Người xưa cũng khuyên nên trồng cây mộc hương trước cửa.
Bên cạnh các câu thơ, nhân vật điển hình, các bạn học sinh cũng có thể sử dụng một số biểu tượng dưới đây làm dẫn chứng cho bài NLXH của mình.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.