"Học lỏm" mẹo tiết kiệm của bà nội trợ Nhật Bản tích cóp được hơn 800 triệu trong 3 năm
Những bà nội trợ Nhật Bản không chỉ nổi tiếng bởi việc giỏi việc nhà, mà còn được ngưỡng mộ bởi cách quản lý chi tiêu thần sầu.
Do văn hóa, nhiều phụ nữ Nhật Bản sau khi kết hôn thường ở nhà và làm nội trợ. Những bà mẹ nội trợ ở xứ hoa đào đặc biệt giỏi trong việc nhà, chưa kể họ còn là người nắm giữ tài chính trong nhà, lập kế hoạch chi tiêu.
Bà nội trợ Nonoko (@nonoko_16) là một ví dụ điển hình, người được gọi là "bậc thầy tiết kiệm" của Nhật Bản. Ban đầu, vợ chồng cô đều đi làm, nhưng vì sức khỏe giảm sút mà Nonoko phải nghỉ làm. Ở nhà làm nội trợ, sau một thời gian ngắn quản lý tài chính gia đình, cô phát hiện ra chồng đang mắc một khoản nợ lên tới 3 triệu yên.
Nonoko quyết định tổ chức lại tài chính của gia đình và xoay chuyển thành công cuộc sống nợ nần. Cô đã tiết kiệm được 1,5 triệu yên (245 triệu đồng) mỗi năm, và chỉ sau 3 năm đã thu về 5 triệu yên. Không chỉ vậy, bà nội trợ còn ghi lại quá trình tiết kiệm và tiết kiệm tiền trên blog cá nhân, được rất nhiều người hưởng ứng. Dưới đây là những mẹo tiết kiệm hiệu quả từ bà nội trợ này:
Lên kế hoạch chi tiêu hàng tuần
Nonoko cho hay: "Muốn tiết kiệm tốt thì tăng thu, giảm chi là điều cơ bản và quan trọng nhất!". Cô ấn định chi phí ăn uống mỗi ngày là 1.000 yên, nhất quyết không tiêu quá.
Để quản lý tài chính tốt hơn, cô dùng 5 túi dây để cất tiền - tương ứng với 5 tuần. 7.000 yên được đưa vào từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 4, và 3.000 yên được đưa vào tuần thứ 5, tổng cộng là 31.000 yên (5 triệu đồng) cho chi phí ăn uống/tháng. Chỉ tiêu tiền trong từng ví mỗi tuần, dùng xong còn dư thì cho vào túi zip, tính vào cuối mỗi tháng.
Thông qua phương pháp này, Nonoko tiết kiệm hiệu quả 20.000 yên (khoảng 3,2 triệu đồng) chi phí thực phẩm mỗi tháng.
Lập danh sách mua sắm
Bà nội trợ này chia sẻ, trước khi đi mua sắm, bạn cần phải lên danh sách từ trước. Đặc biệt, không mua thêm bốc đồng, chỉ được mua những thứ có trong danh sách. Bạn nên kiểm tra tủ lạnh và kho thực phẩm trước khi đi chợ/siêu thị để đảm bảo không mua thừa.
Nonoko cho biết trước khi lập danh sách mua sắm, hầu như ngày nào cô cũng mua sắm ở các siêu thị ngoài kế hoạch và vô tình mua phải những thứ cần thiết hoặc nguyên liệu hàng ngày trùng lặp, cuối cùng cô không thể sử dụng được hoặc lãng phí chúng. Ngoài ra, cô cũng chọn những ngày siêu thị có giảm giá để tiết kiệm chi phí.
Quản lý tốt thời hạn sử dụng của tủ lạnh, không lãng phí thực phẩm = không lãng phí tiền
Kiểm tra tình trạng của tất cả các nguyên liệu trong tủ lạnh và đảm bảo rằng chúng đã được sử dụng hết và chưa hết hạn sử dụng. Đây là một cách hiệu quả để quản lý thực phẩm và tiết kiệm chi phí thực phẩm!
Hãy thử nghĩ xem, bạn có thường xuyên tìm thấy những thực phẩm hết hạn sử dụng ẩn sâu trong tủ lạnh mà quên sử dụng không? Đó là những thực phẩm và tiền bạc lãng phí, thật đáng tiếc.
Nonoko sẽ kiểm tra lại thời hạn sử dụng của các nguyên liệu trong tủ lạnh hàng tuần trước khi ra ngoài mua đồ. Nếu thực phẩm sắp hết hạn, cô sẽ cho vào hộp bảo quản để nhắc nhở bản thân sử dụng hết nguyên liệu trong kho.
Dán nhãn nơi cất đồ để tránh bị mua lặp
Không ít lần chúng ta rơi vào trường hợp này: Bạn thiếu pin để thay vào điều khiển ti vi nên vội vã đi mua, rồi mấy ngày sau phát hiện ra mình cất nó ở tủ đồ. Thực tế, nếu bảo quản không tốt rất dễ mua phải đồ trùng lặp, sẽ càng lãng phí hơn!
Nonoko cho biết, bằng cách cố định vị trí lưu trữ của từng mặt hàng và biết được tình trạng tồn kho của mặt hàng đó, bạn sẽ tránh được việc mua hàng bốc đồng. Tốt nhất nên dùng hộp bảo quản để dán nhãn bên ngoài hộp, không cần phải lục lọi từng cái một để xác nhận.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: Ôm mộng sở hữu tiền tỷ tuổi 30, nhất định phải học quy tắc của chuyên gia Nhật Bản này
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận