"Món quà" to lúc về già - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Hết lòng chăm sóc em trai thiểu năng, cuộc đời bất ngờ và hạnh phúc khi nhận được "món quà" to lớn lúc về già.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước khi qua đời cách đây 23 năm, ông nội đã nhờ bố tôi chăm sóc chú tôi thật tốt. Ông nội tôi có tất cả 3 người con, cô út thì lấy chồng xa, chỉ có bố và chú tôi sống ở quê nên vẫn tiện chăm sóc. Chú cách bố tôi tận 18 tuổi, có khiếm khuyết về trí tuệ. Dù đã ngoài 40, nhận thức của chú chỉ như một đứa trẻ 9 – 10 tuổi. Vì thế nên ngay cả khi đã gần đất xa trời, ông nội tôi vẫn vô cùng lo lắng cho người con này.

Trước đề nghị của ông nội, bố tôi gật đầu trong nước mắt. Sau khi lo xong tang sự cho ông, ông dẫn chú tôi về nhà ở hẳn. Kể từ ngày chúng tôi lập gia đình, căn nhà của bố mẹ trở nên buồn tẻ, có chú tôi về bầu bạn, không khí cũng vui vẻ hơn nhiều.

Bố kể khi chú tôi chào đời, ông bà nội mới phát hiện não của chú có vấn đề, lớn lên sẽ không được thông minh như người khác, chỉ có thể hiểu và làm được những việc đơn giản nhất. Ông nội từng cho chú đi học, thế nhưng kết quả là chú tôi không thể ngồi yên mà chạy thẳng ra đồng chơi. Từ đó về sau, bố tôi luôn theo sát người em này mọi lúc, mọi nơi, đồng thời dạy chú học đọc và viết. Tuy nhiên, với trí não của một đứa trẻ, dù bố tôi có cố gắng thế nào thì chú tôi cũng không tiếp thu được gì.

Sau này, bố tôi không dạy chú học nữa mà tập trung dạy các những kỹ năng sống đơn giản như làm đồng, giặt giũ, nấu ăn… để chú tôi vẫn có thể tự chăm sóc bản thân. Không ngờ, những điều này với chú tôi lại rất dễ dàng. Vì thế nên khi về nhà tôi sống, chú vẫn giúp mẹ tôi một số công việc nhà.

Muốn chú tôi sống tự lập hơn, bố tôi đã suy nghĩ suốt 2 ngày rồi “đánh liều” nhờ một người họ hàng ở thành phố giúp chú tôi tìm công việc như quét đường và làm công nhân vệ sinh. Cứ thế mỗi sáng, ông dẫn chú đi làm rồi chiều lại đón về. Mãi đến khi chú tôi nhớ được đường về nhà thì ông mới yên tâm để chú đi làm một mình. Cũng nhờ công việc này, chú tôi bắt đầu có thu nhập riêng với mức lương hàng tháng là 600 NDT.

mon-qua-to-luc-ve-gia-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-8

Bên cạnh đó, chú tôi còn thu thập chai nước khoáng và hộp giấy để bán lấy tiền. Cứ thế mỗi tháng, chú có thể kiếm được khoảng 1.700 NDT. Cộng với việc có giấy chứng nhận khuyết tật, chú tôi còn được trợ cấp sinh hoạt, mỗi tháng có thể nhận được được vài trăm nhân dân tệ. Để giúp em trai giữ tiền, bố tôi đã đưa chú đến ngân hàng để mở tài khoản sổ tiết kiệm.

Cuộc sống cứ yên bình trôi như thế cho đến 2 năm trước, gia đình tôi xảy ra biến cố khá lớn. Ở tuổi ngoài 60, bố tôi bị ngã xe và phải đưa vào viện cấp cứu. Tai nạn này cùng với căn bệnh nền trong người đã khiến ông gầy rộc và hốc hác đi thấy rõ. Cũng vì thế mà những ngày đến thăm bố, chú tôi đều khóc như một đứa trẻ.

Mẹ tôi kể lại vào hôm bác sĩ đến thông báo tình trạng sức khỏe của bố, chú tôi đã nghe thấy rồi lập tức rời đi. Chỉ một lúc sau đó, chú quay lại, nhét một cục tiền vào tay mẹ rồi nói: “Chị dâu lấy tiền này chữa bệnh cho anh của em nhé!”

Hóa ra, số tiền này là tất thảy của cải chú tôi tích góp được trong nhiều năm. Vì muốn chữa trị cho bố tôi, chú đã đi rút sạch tiền của mình để phụ mẹ tôi chi phí phẫu thuật cho bố. Tuy nhiên, mẹ tôi chỉ dám nhận 1 nửa số tiền đó và hứa sau này sẽ trả lại.

Nhờ làm phẫu thuật kịp thời, bố tôi cũng dần bình phục. Khi nghe mẹ kể lại chuyện em trai dùng tiền giúp lúc khó khăn, bố tôi vừa cảm động vừa hạnh phúc. Bố tôi nói rằng ông rất vui và yên tâm khi thấy em trai mình đã “trưởng thành”, biết tự làm ra tiền và biết quan tâm đến người khác và sống rất tình cảm. Đây cũng là món quà lớn nhất mà ông nhận được khi tuổi đã xế chiều.

(Theo 163.com)

Xem thêm: Dòng sông vẫn trôi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Đọc thêm

Cô giáo đưa ra một bài tập kỳ lạ: Liệt kê tất cả những người mà mình ghét. Nhưng không có ai biết sẽ làm gì tiếp theo.

Nụ cười có thể khai sáng tâm hồn, khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Mẹ tôi mất năm tôi 20 tuổi. Điều đó quả là một cú đấm thật sự của cuộc đời mà lần đầu tiên tôi phải hứng lấy. Khi đó, tôi đã nghĩ rằng sẽ không bao giờ hồi phục nữa.

Ngôi mộ láng giềng - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Trong những ngày ông ngoại sắp qua đời, khẩu vị ông đã rất kém, lượng thức ăn nuốt được hàng ngày ít đến đáng thương. Vậy là mẹ đi khắp nơi tìm mua những thứ ông chưa từng ăn để ông nếm thử.

Lời cuối cùng của cuộc đời - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Đề xuất