Mời cha một bữa cơm – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

“Mời cha một bữa cơm” là câu chuyện ngắn xúc động không chỉ về tình cảm cha con ấm áp, mà chứa đựng trong đó còn có cả tình người, tình cảm giữa những người đồng nghiệp với nhau.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Mời cha một bữa cơm”

Sau khi tốt nghiệp, tôi đến Hà Nội và xin được việc làm tại một công ty thương mại nước ngoài. Công việc hàng ngày là đánh máy, photocopy, đối chiếu thông tin,… Tôi luôn cố gắng làm tốt công việc của mình và mong muốn có được một chỗ đứng trong thành phố. Nhưng điều khiến tôi lo lắng và đau đầu đổi đối phó nhất chính là cuộc điện thoại hỏi thăm của cha từ quê.

Tính tôi hay ngại nên hàng ngày tại văn phòng cũng chỉ thỉnh thoảng nói một vài câu khách sáo với đồng nghiệp. Tôi đã thế mà họ còn khách sáo hơn tôi, lại còn luôn giữ khoảng cách khiến tôi có cảm giác hơi xa vời và ảm đạm.

Moi-cha-mot-bua-com-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-4

Một ngày nọ, cha tôi gọi điện đến và nói muốn lên thăm tôi. Kỳ thực tôi biết cha là vì muốn xem tôi sống ở đây như thế nào? Công việc làm ăn ra sao? Mẹ tôi mất từ sớm, cha tôi một mình gà trống nuôi con nên sự quan tâm của ông đối với tôi đã in sâu vào tiềm thức. Ký ức tuổi thơ của tôi là ngồi trong giỏ xe đẹp cùng cha đi bán đậu hũ khắp ngõ ngách đường phố. Đó sẽ mãi là kỷ niệm ngọt ngào trong đời tôi.

Lên thành phố làm việc, tôi không có bạn bè vậy thì kiếm đâu ra lý do để làm cha yên tâm? Lúng túng mãi, không còn cách nào khác, tôi quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của ông chủ, đến nhờ ông ấy mời cha một bữa cơm.

Cả ngày hôm đó, trong lòng tôi cứ thấp thỏm suy tư: Làm thế nào để tôi có thể mở miệng nói chuyện này với ông chủ? Liệu ông ấy có giúp tôi không? Tôi rất băn khoăn và cố chờ đến giờ tan ca, rồi lấy hết can đảm gõ cửa phòng làm việc của giám đốc.

Tôi là một nhân viên mới và cũng chẳng có chức trách gì to tát nên chắc chắn ông chủ cũng chẳng có ấn tượng gì với tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi vào văn phòng của ông ấy nên ngay lập tức tôi đã bắt gặp cảm giác bối rối của ông khi nhìn thấy tôi. “Cô là?”, ông ấy hỏi tôi.

Thấy tôi lắp bắp, ấp úng như nhận ra tôi đang xấu hổ vì đỏ mặt, ông chủ mỉm cười nhẹ nhàng nói: “Có gì cứ từ từ nói!”.

Tôi hít thở một hơi thật sâu rồi nói ra những lời ấp ủ trong lòng: “Tôi hy vọng ông có thể mời cha tôi một bữa cơm hoặc cho người đại diện cũng được, xem như lấy danh nghĩa của công ty ạ!”.

Sau đó, tôi nói cho ông ấy biết về chuyện của cha tôi: “Cha tôi không yên tâm về tôi, lúc nào cũng lo lắng tôi ở bên ngoài bị bắt nạt. Kỳ thực, mọi việc đều rất tốt, công việc ổn định, lãnh đạo và đồng nghiệp cũng rất tốt với tôi…”. Chưa nói xong nhưng mặt tôi đã đỏ ửng, sợ ông từ chối tôi vội vàng lắp bắp thêm: “Tất nhiên, tôi sẽ tự thanh toán tiền cho bữa ăn ạ!”.

Không đợi tôi nói hết, ông trả lời luôn: “Được rồi, vậy tối thứ 6 chúng ta cùng đi ăn được không?”

Câu trả lời của ông làm tôi hết sức ngạc nhiên, tôi ấp úng nói: “Vâng…vâng…hôm nào cũng được ạ!”.

Sau đó, ông chủ còn nói thêm: “Cứ thế đi, tôi cho cô nghỉ một tuần, đưa ông ấy đi chơi vài nơi. Lát tôi sẽ nói chuyện với lái xe, hai cha con muốn đi đâu thì có thể sử dụng xem công ty”.

Tôi nghe vậy vội vàng nói: “Không, không cần, thực sự không cần đâu ạ. Cảm ơn ông chủ rất nhiều!”.

Moi-cha-mot-bua-com-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-1

Tôi không biết phải diễn tả sự biết ơn này như thế nào, chỉ biết cúi đầu thật sâu để chào ông rồi đi ra ngoài. Đến thứ 6 trước khi tan ca, lái xe tìm tôi và đưa tôi ra ga tàu để đón cha, rồi cùng đến khách sạn. Một lần nữa tôi lại ngạc nhiên vì đây là một khách sạn rất sang trọng nằm ở trung tâm thành phố, tôi chưa bao giờ đặt chân đến đây.

Một bữa tối thịnh soạn và ấm áp được sắp sẵn, ông chủ còn mang theo vài chai rượu ngon, tuyệt hơn nữa là nhân viên trong công ty đều đến chúng vui. Trong đó có những người tôi không biết tên và họ cũng chưa rõ tên tôi. Nhưng trong bữa ăn họ đều rất nhiệt tình hỏi han tôi, khen bản dự án của tôi viết rất tốt, họ còn nói ngưỡng mộ tôi vì ngày nào cũng đi làm sớm nhất công ty. Mọi người cứ vui vẻ nói cười, rồi mời rượu cha tôi đầy trân trọng.

Hôm sau, sáng sớm lái xe đã đến trước chung cư đợi hai cha con tôi, anh ấy cho chúng tôi đi một vòng quanh thành phố. Hai ngày sau, cha tôi đi mua vé tàu để về quê, ông nói: “Trước khi đến cha thật không yên tâm, định sẽ ở lại với con một thời gian. Nhưng thấy cuộc sống của con như vậy, cha có thể yên tâm về rồi”.

 Vậy là tôi đã không phải lo lắng về việc này nữa, khi mà mọi việc đã được ông chủ giúp đỡ chu toàn. Việc còn lại của tôi bây giờ làm cảm ơn ông chủ vì điều đó. Bất ngờ ngày hôm sau ông ấy đã thông báo họp toàn công ty để chia sẻ về việc này. Tại cuộc họp, ông ấy nhắc đến tên tôi, ông cũng xin lỗi tất cả các nhân viên trong công ty vì trước giờ đã không quan tâm đến hoàn cảnh của mọi người. Sau đó, ông nói cảm ơn tôi, nhờ tôi mời cha một bữa cơm mà ông ấy đã nhận ra rằng, tập thể công ty không chỉ là nơi làm việc, mà còn là nơi để mọi người quan tâm chăm sóc lẫn nhau một đại gia đình. Như vậy, công ty mới có thể vững mạnh, phát triển.

Moi-cha-mot-bua-com-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-5

Sau đó, ông chủ đứng lên, cúi đầu thật sâu để xin lỗi tất cả nhân viên trong công ty. Trong khi mọi người vỗ tay, tôi lại khóc, tôi khóc vì hạnh phúc, vì tôi cảm nhận được sự ấm áp của tình người.

Kể từ đó, tôi đã trở thành một nhân viên năng động, nhiệt tình hơn. Không khí công ty cũng thay đổi hoàn toàn, không còn như trước kia, giữa các đồng nghiệp chỉ có hai từ “lịch sự” và “chuyên nghiệp”.

Năm 2009, khi thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều công ty phải phá sản, nhưng công ty chúng tôi vẫn vững vàng và không ngừng phát triển. Tôi nghĩ đó cũng là hệ quả tốt đẹp của sự việc trên.

Hôm nay, tôi đã thăng tiến từ một nhân viên bình thường trở thành một quản lý chuyên nghiệp. Có dịp tôi lại kể câu chuyện của mình cho những nhân viên mới nghe để họ có thể thấy được sức mạnh của việc quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và coi tập thể công ty như một gia đình.

Đến tận hôm nay, tất cả mọi người trong công ty đều nói rằng đây là bài học cuộc sống sâu sắc đối với họ.

Xem thêm: Chiếc kính lão của cha tôi – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh” là câu chuyện ngắn thú vị về thiện niệm, người càng suy nghĩ cho người khác bao nhiêu càng nhận về hạnh phúc nhiều bấy nhiêu.

Lòng lương thiện giúp thay đổi vận mệnh – Câu chuyện ý nghĩa sâu sắc
0 Bình luận

“Chiếc kính lão của cha tôi” là câu chuyện ngắn xúc động, một chiếc kính đơn giản với con không là gì, nhưng với cha nó là cả một gia tài.

Chiếc kính lão của cha tôi – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Mẹ là dì ghẻ” là câu chuyện ngắn cảm động trước sự hy sinh của người mẹ và tấm lòng hiếu thảo của người con dù không cùng dòng máu.

Mẹ là “dì ghẻ” – Câu chuyện hay ý nghĩa về gia đình
0 Bình luận

Tin liên quan

“Lặng người trước câu nói của cháu trai” là câu chuyện ngắn khiến người đọc không khỏi xót xa, con nuôi cha mẹ nghe mà nặng lòng…

Lặng người trước câu nói của cháu trai – Câu chuyện ngắn ngẫm đời đầy xót xa
0 Bình luận

“Những thằng già nhớ mẹ” là câu chuyện ngắn rất đời mà khi đọc ta thấy bóng dáng của mình ở đâu đấy trong câu chuyện này.

Những thằng già nhớ mẹ - Câu chuyện chân thực giàu ý nghĩa
0 Bình luận

Nếu bạn muốn người khác nhất nhất nghe theo thì xin đừng bỏ qua bài viết về câu chuyện Phật giáo "Tôn giả cảm hóa đạo tặc"

Câu chuyện Phật giáo 'Tôn giả cảm hóa đạo tặc' và lời Phật dạy về cách cảm hóa người khác
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

PC Right 1 GIF
Đề xuất