Là cha mẹ phải nhớ: Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình
Cha mẹ hãy nhớ, nhà chưa xây được thì để sau, điều quan trọng hơn cả là xây người. Nó giúp tiết kiệm tiền bằng mấy lần cái nhà, sau này bạn mới thấy được.

Với một đứa trẻ, đến 8 tuổi coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý, nhân cách, quan điểm sống cơ bản. Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định con chúng ta là ai.
Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được thông tin này. Tôi chợt nhận ra, nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau nhưng tuyệt đối đừng để tuổi thơ của con thiếu đi sự đồng hành của bạn.
Nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã bỏ rơi con mình.
Tôi rất thích quan điểm: "Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là xây người, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được".

Trẻ con thường mang đến cho ta cảm giác phiền phức, tuy nhiên sự phiền phức đó lại không hẳn do chúng. Ta chọn sinh ra chúng chứ đâu phải chúng chọn nhảy vào đời ta.
Là cha mẹ, hãy chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian. Con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con.
Chúng ta còn có nhiều thứ để làm, công việc, các mối quan hệ, mua sắm, đi bất cứ nơi đâu. Chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là cha mẹ mà thôi. Vậy mà, thỉnh thoảng, bầu trời lại giáng cho cái tét vào mông chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời.
Có rất nhiều lý do khiến bạn đánh con, chẳng hạn bạn cho rằng "vì đánh đau con mới nhớ", hoặc vì không kiềm chế được, vì con còn bé phải đánh mới nên người...
Con cái, yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đánh, dù người lớn có "hư" cũng ít khi bị đánh, còn con thì khi cha mẹ đánh lại là được xem là "yêu cho roi cho vọt", là chân lý, là đúng đắn.
Khoảng thời gian khi con dưới một tuổi, con là thiên thần. Qua một tuổi, con bị coi là kẻ phá đám trong nhà. Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi cha mẹ nhiều hơn nên con cứ thèm khát bám lấy cha mẹ cuối ngày.

Thời gian mỗi ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên cha mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cáu gắt, đánh mắng.
Không riêng bản thân mình mà có nhiều mẹ cũng rơi vào tình trạng như thế, hiện tại hình ảnh tự thân đã biết rõ điều đó nhưng có lúc hành động vẫn chưa đúng và hành trình sửa mình dần dần cải thiện.
Chúng ta cũng cần phải học làm cha mẹ. Mọi hành động, lời nói, cử chỉ của chúng ta, con sẽ nhìn vào để học theo. Nếu thấy con phản ứng tiêu cực khi không vừa ý, rất có thể con đã học theo cách phản ứng của cha mẹ.
Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình. Con cái phản chiếu tính cách của chúng ta. Bậc cha mẹ, hãy dành thời gian bên cạnh, quan tâm, dạy dỗ, để con cảm nhận được tình yêu thương. Đồng thời, hãy sửa đổi và hoàn thiện bản thân để trở thành tấm gương con cái noi theo.
Xem thêm: Bài học thấm thía cha dạy con trai: Khi con nghĩ cho người khác trước, may mắn sẽ đến với con
Đọc thêm
Tình yêu là thứ tình cảm rất khó lý giải. Đôi khi, người ta chia tay không phải hết yêu mà là yêu nhiều đến độ dám xa nhau để người kia không đau khổ.
Nhiều người quan niệm rằng "trẻ cậy cha, già cậy con". Theo tôi, quan niệm này đang dần lỗi thời, chúng ta phải nhìn nhận thực tế xã hội hiện nay để thay đổi.
Với trẻ, cha mẹ chính là người thầy tốt nhất. Để nuôi dạy nên một đứa trẻ biết quan tâm và giàu lòng nhân ái, cha mẹ hãy tham khảo 8 bí quyết dưới đây.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.