Không giàu mới phải “cậy” em – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Em trai làm giám đốc, anh “gãy lưỡi” nhờ xin việc hộ cho cháu nhưng mãi không xong. Là anh, nhưng không giàu nên mới cậy nhờ em, vậy mà...

Ngày con trai học đại học, tôi mạnh miệng nói: “Con cố gắng học, nào ra trường bố nhờ chú Thành xin cho vào công ty chú, không phải lo lắng nhiều”. Con trai nghe bố nói vậy thì mừng lắm, cố gắng học hành chăm chỉ để lấy tấm bằng.
Con nhận bằng ra trường, tôi chủ động nói với em trai hiện đang làm giám đốc một công ty lớn gắng sắp xếp cho cháu một vị trí nhưng em ấy liên tục lảng tránh. Khi thì em bảo đang bận đi công tác, lúc thì bảo công ty không có vị trí trống phải chờ thêm ít lâu nữa.
Suốt 6 tháng qua con trai tôi thất nghiệp không có việc làm, phải đi chạy xe ôm để kiếm đồng ra đồng vào, người làm cha như tôi thấy vậy sốt ruột vô cùng.
Tôi lại tìm đến nhà, chủ động mở lời thì em bảo: “Anh cứ bao bọc quá nó đâm ra hư đấy, chẳng biết tự lập gì cả. Đàn ông phải ra ngoài bươn chải, chịu khó phấn đấu mới có sự nghiệp được chứ. Em cũng từng như vậy mới có được ngày hôm nay”.
Nghe em trai nói vậy tôi cụt hứng lắm nhưng vẫn cố nhẫn nhịn chờ đợi thêm. Về nhà tôi cũng dặn con gửi đơn xin việc vài nơi để tìm cơ hội.
Sau đó ít lâu con được nhận vào một công ty đúng chuyên ngành như công việc vất vả lắm, lương thì ba cọc ba đồng. Con gọi điện về kêu ca suốt ngày khiến tôi sốt hết cả ruột. Chưa kể con phải đi thuê trọ, phòng trọ nhỏ chỉ có 10m2, chật chội, ngột ngạt vô cùng.
Gác lại chuyện xin việc, tôi bàn với em trai cho cháu ở nhờ một thời gian để bớt tiền thuê nhà trong lúc công việc chưa ổn định. Nhưng em trai bảo hai vợ chồng không thích có người lạ trong nhà, đến giúp việc cả hai cũng chỉ thuê theo giờ. Nghe vậy tôi lại nhờ em để cháu ở tạm căn nhà 3 tầng đang bỏ không trong ngõ, tiện để cháu nó coi nhà giúp luôn.
Em trai nghe vậy thì bảo về bàn với vợ. Mấy hôm sau, em báo tin cho tôi là căn nhà ấy vợ em đang muốn cho thuê cả nhà để người ta kinh doanh. Nếu cho cháu ở một phòng thì sẽ khó cho thuê và không được giá cao.

Câu nói của em trai như nhát dao cứa vào tim tôi, khiến tôi ấm ức, tủi thân vô cùng. Cùng là anh em ruột thịt, tôi số vất vả nên làm nông, em may mắn trở thành ông này ông nọ. Tôi không giàu nên mới nhờ vả em cưu mang, giúp đỡ cháu trai... vậy mà em nhất mực từ chối.
Quá giận, nhân dịp giỗ bố, tôi gọi em về quê nói thẳng chuyện vợ chồng em sống ích kỷ, tính toán. Em trai nghe vậy thì bảo: “Em không tính toán, em chỉ muốn cháu phải tự cố gắng, nỗ lực. Nếu chúng được người thân lo liệu cho từng chút một, không vất vả chịu khổ một chút thì sau khó thành người giỏi giang, tự lập được. Em có ý của em, mong anh hiểu cho”.
Tôi nghe vậy thì ấm ức nói với em trai: “Tại sao người một nhà lại không giúp nhau lúc khó khăn? Tại sao chú lại có thể đối xử với cháu ruột của mình như vậy? Chú đã quên lúc trước nhờ tôi nghỉ học sớm nên chú mới có điều kiện thể học hành thành tài ư? Dù tôi chưa làm được gì nhiều cho chú nhưng việc tôi nghỉ học ở nhà giúp mẹ việc đồng áng, kiếm tiền chính là gián tiếp giúp chú nên người?”.
Tôi không giàu nên mới nhờ cậy tới em nhưng... Thực sự tôi không cam lòng.
Xem thêm: Bán bò cho cháu đi học – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Bán bò cho cháu vay 7 triệu đi học đại học học, 20 năm sau người dì nhận lại một món quà lớn từ cháu, công sức bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng.
Có lẽ giờ đây, khi đứng trên bục giảng, cậu bé ăn xin năm nào sẽ tự hào nói với học trò của mình rằng: “Chỉ có thành thật mới mang lại hạnh phúc!”.
Có lẽ, anh không chỉ dạy con, anh còn dạy cả tôi bài học làm mẹ nữa. Tôi tin với một người trụ cột như anh, “con tàu gia đình” của chúng tôi sẽ cập bến an toàn.
Tin liên quan
Đùa giỡn có thể mang đến niềm vui trong cuộc sống nhưng, có 3 kiểu đùa giỡn sẽ mang họa vào thân. Đó là gì?
"Người đàn ông tốt là 258, người đàn bà tốt là 369" - được biết đến là cách quan sát người của cổ nhân xưa. Vậy nó mang ý nghĩa gì?
Cổ nhân đúc kết, sống ở đời chỉ cần có đủ 2 thứ này thì mọi điều sẽ trở nên tốt đẹp, phong thủy được cải biến.