Hũ tổ yến – Câu chuyện nhân văn cảm động

Lòng cô quặn thắt lại, nước mắt thi nhau đổ xuống đôi má gầy rộp. Cô cố lay má, giọng nức nở: “Má ơi thức dậy đi, con đi hũ tổ yến về cho má ăn để má khỏe lại nghe má!”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Má lấy gì, để con ấy giùm cho?”

Vừa bước vào nhà, cô Út vội để cái giỏ xách xuống nền rồi tiến tới cạnh má Mười tay đang run run với lấy cái bình nước để trong góc nhà. Lưng còm nên bà cố rướn người lên để xem ai nói. Nheo mắt nhìn một lúc, đến khi nhìn rõ, bà mới nói giọng thều thào: “Cô tìm con Út nhà tôi hả? Nó chưa về đâu. Tôi đang đợi nó mua hũ tổ yến về ăn. Nghe mọi người bảo ăn vào khỏe lắm, mắt cũng sáng hơn”.

Nghe những lời này cô thấy tim mình đau nhói. Cô hứa với má nhiều năm rồi, nhưng chưa làm được, cô không nghĩ má còn nhớ chuyện đấy…

Bà Mười lấy chồng muộn, 40 tuổi mới sinh cô. Dù chỉ sinh một mình cô, nhưng bà kêu bằng tên Út. Bà nói kêu như vậy cho người ta nghĩ bà có nhiều con cái. Nhà ở miền trung nhưng cô Út lấy chồng tận miền tây, kinh tế cũng khó khăn nên từ ngày lấy chồng rất ít khi cô về thăm ba má. Ba cô mất khi cô lấy chồng được 5 năm, từ đó tới giờ một mình má cô sống trong căn nhà nhỏ ở quê. Năm nay má cô đã 84 tuổi, mắt mờ, tay chân cũng yếu đi nhiều. Dù thương má, nhưng cô ở xa nên chỉ biết gửi ít tiền nhờ người chị bà con xa tranh thủ cuối tuần rảnh thì vào thăm má hộ cô. Nghe chị bảo gần đây má yếu với lẩn thẩn lắm, cô lo nên tranh thủ sắp xếp công việc về thăm bà.

Chiều hôm đó, cô nấu nồi cơm với ít thịt kho cho má ăn. Chỉ có dăm nửa chén cơm, cô đút từng muỗng mà má ăn chậm lắm, do không còn răng nữa. Nhìn má móm mém, nhai từng thìa cơm mà cô rơi nước mắt. Cơm nước xong xuôi, cô lấy khăn lau mặt mũi, tay chân cho má, rồi đỡ má lên giường nằm.

Hu-to-yen-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Xong xuôi, cô ra hiên ngồi nhìn ra biển, nhớ lại thời con gái êm đềm bên ba má. Gia đình cô nghèo nên cô ao ước lấy chồng khá một tí để có thể đón ba má ở cùng hoặc không thì cũng có tiền gửi về thuê người trông coi ba má, hoặc thường xuyên về thăm cũng được. Nhưng…cứ nghĩ tới hoàn cảnh của mình, nước mắt cô lại chảy dài.

“Tối rồi sao cô không về nhà đi, hôm nay chắc con út nó không về”. Nghe giọng cô giật mình quay lại thì thấy má đang lần từng bước lại chỗ cô ngồi.

Ngồi vững xuống nền hiên, má lại nói tiếp: “Chắc mai nó mang hũ tổ yến về cho tôi. Ăn vào là tôi khỏe lại, mắt cũng sáng hơn”.

Cô không nói gì, vào nhà lấy cái ghế nhỏ rồi đỡ má ngồi lên đó. Nhìn chiếc nhẫn một chỉ đeo trên tay, cô vốn để dành để khi cần có thể lo hậu sự cho má, nhưng sáng mai chắc cô phải đem ra chợ đổi tiền để mua hũ yến cho má. Nghĩ ngợi xong xuôi, cô ngồi đó với má, nhìn ra phía biển xa xăm.

Một lúc sau, cô đỡ má vào ngủ, còn cô trải chiếu nằm dưới nền nhà. Đêm đó cô ngủ không được, cứ trằn trọc, nghĩ ngợi mông lung cho đến gần sáng mới chợp mắt được một tí.

Đến khi nghe tiếng gà gáy cô mới choàng tỉnh giấc. Vừa nhổm người dậy, cô nhìn ngay lên giường coi má dậy chưa. Thế rồi cô hét lên “Má….Má…Má ơi!”.

Lòng cô quặn thắt lại, nước mắt thi nhau đổ xuống đôi má gầy rộp. Cô cố lay má, giọng nức nở: “Má ơi thức dậy đi, con đi hũ tổ yến về cho má ăn để má khỏe lại nghe má!”.

Bà Mười cứ thế ra đi…bà đi trong tư thế nằm co quắp trên chiếc đệm mỏng manh.

Thế là cô mãi không thực hiện được lời hứa với má, cô ôm má thì thào: “Con xin lỗi má, con xin lỗi má, má ơi!”.

Sưu tầm

Xem thêm: Cái bát gỗ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Con ơi! Mẹ muốn về nhà. Mẹ van con, cho mẹ về nhà đi…”. Nghe giọng mẹ, tim anh nhói đau như ngàn chiếc kim đâm vào, anh sẽ đưa mẹ về bằng bất cứ giá nào.

Con ơi! Mẹ muốn về nhà – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chữ ký của Chín bây giờ lạ lắm, nó run run thế nào ấy, khác hẳn chữ ký “Hổ vồ” của Chín ngày trước! Đời mà, ai biết đâu được chữ ngờ! 

Chữ ký hổ vồ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

“Con đang làm một cái bát gỗ như ông, để sau này bố với mẹ ăn cơm cho khỏi bị vỡ", câu nói của cậu con trai khiến hai vợ chồng bừng tĩnh, nhận ra sai lầm của mình.

Cái bát gỗ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

Người xưa nói, nghe thanh sắc âm điệu của đàn bà sẽ biết họ là người thế nào còn xem cách đàn ông giữ và tiêu tiền sẽ biết tấm lòng họ đến đâu.

Cổ nhân dạy: 'Xem tiền hiểu lòng đàn ông, nghe nói biết nết đàn bà'
0 Bình luận

Theo nhân tướng học của người xưa, những người sinh ra mà sở hữu đủ 3 nét tướng này thì sẽ mang mệnh phú quý giàu sang.

Cổ nhân dạy: Dù nam hay nữ có 3 nét tướng này đều giàu sang phú quý
0 Bình luận

Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những "nỗi khổ riêng", vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người.

Cổ nhân dạy: 'Nhìn thấu là thông minh, không nói là trí tuệ'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

PC Right 1 GIF
Đề xuất