Hai nữ sinh lớp 10 "bắt tay" khởi nghiệp với bánh tráng quýt hồng
Nung nấu ý định khởi nghiệp, lại vô cùng tâm huyết, hai nữ sinh Đồng Tháp đã làm nên sản phẩm bánh tráng quýt hồng.

Vừa qua, hai nữ sinh Hà Thị Yến Thơ và Phan Hồng Ngân (lớp 10A1, trường THPT Lai Vung 1, Đồng Tháp) vừa thành công làm ra loại bánh tráng quýt hồng. Sản phẩm này của haiem đã đoạt giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm học 2022 - 2023.
Yến Thơ chia sẻ, gia đình em có truyền thống làm bánh tráng lâu đời, còn nhà Hồng Ngân thì trồng một vườn lớn quýt hồng. Hai em là bạn thân, cùng mong muốn có thể góp sức nhỏ bảo tồn, phát triển nghề bánh tráng và trái quýt hồng. Thế là, ý tưởng khởi nghiệp với bánh tráng quýt hồng ra đời.
Tuy vậy, việc làm bánh tráng không dễ dàng, hai nữ sinh phải thử nghiệm cả năm trời. Bánh tráng quýt hồng có mùi thơm của quýt, khi ăn có vị ngọt béo của bột gạo lại hơi chua chua.

Thơ chia sẻ: "Để tìm ra công thức pha chế hài hòa giữa bột và nước cốt quýt hồng là điều rất khó. Khi mới nghe ý tưởng, gia đình e ngại về công thức làm bánh và thị trường tiêu thụ. Nhưng thấy sự tâm huyết của em và Ngân, dần dần hai gia đình đồng ý và hỗ trợ tụi em rất nhiều. Cùng với đó là sự động viên, hướng dẫn tận tình của giáo viên giúp chúng em thành công".
Trái quýt hồng được lựa chọn làm bánh tráng phải chín vừa, to tròn, vỏ không bị hư vì được băm nhuyễn làm nguyên liệu. Để làm ra bánh tráng cũng khá công phu, các em phải chuẩn bị nguyên liệu, xử lý gạo, xử lý quýt, tráng bánh, phơi và đóng gói.
Sau khi tan hoc, Thơ và Ngân cặm cụi làm nguyên liệu, sáng sớm tráng bánh và nhờ người thân đem phơi. Mỗi đợt tráng cho ra từ 200 - 300 cái bánh, giá bán từ 2.500 - 4.000 đồng/cái.

Hiện tại, bánh tráng quýt hồng được tiêu thụ khá tốt, người mua là khách quen và một số khách đặt mua qua mạng xã hội. Dù vậy, quýt hồng mỗi năm chỉ có một mùa nên hai nữ sinh đang định làm bánh tráng từ quýt đường nhằm đa dạng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thầy Trần Minh Hậu, Phó hiệu trưởng Trường THPT Lai Vung 1, cho biết khi nghe các em trình bày ý tưởng, giáo viên hướng dẫn và nhà trường đều hiệp lực hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí để làm bánh.
Chị Lê Ngọc Dung, Bí thư Huyện đoàn Lai Vung, cho biết Huyện đoàn đã chủ động tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia cuộc thi khởi nghiệp, đưa sản phẩm giới thiệu tại các hội chợ xúc tiến. Ngoài ra, bánh tráng quýt hồng này cũng đã sử dụng làm quà tặng đến các đơn vị trong và ngoài địa phương để ủng hộ các em khởi nghiệp.
Theo Thanh Niên
Xem thêm: Độc đáo nghề gõ sầu riêng thu tiền triệu mỗi ngày: Nghe thì dễ nhưng phải "dân chuyên" mới làm được
Đọc thêm
Vợ chồng trẻ ở Bình Định bàn nhau hùn vốn bán đặc sản bún rạm quê hương, thu tiền ổn định dù giá rẻ bất ngờ.
Cánh đàn ông nên nhớ rằng, tuổi 35 là thời điểm thách thức lớn nhất đời người, quyết định thành công hay thất bại sau này.
Từ một nông dân nghèo, nhờ nuôi ốc bươu đen, nay anh Hoàng Hữu Yên (Nghệ An) đã có thu nhập ổn định, lên tới trăm triệu/năm.
Tin liên quan
Tăng động là một bệnh xảy ra ở trẻ em, nếu không được điều trị sớm sẽ khiến cho khả năng ghi nhớ, ngôn ngữ của trẻ bị chậm...
Dù mới là học sinh lớp 12 nhưng em Lê Thị Lương đã huy động được 30 triệu đồng để xây bếp, nhà vệ sinh cho trẻ em ở Đắk Nông. Năm nay, Lương quyết tâm kêu gọi 5.000USD góp phần xây trường cho trẻ em ở Lai Châu.
Mới đây, Khu du lịch quốc gia Hồ Tuyền Lâm vừa vinh dự đạt chứng nhận Khu du lịch tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.