Di sản của bố - Câu chuyện nhân văn xúc động
“Di sản của bố” là câu chuyện ngắn rất bình dị, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng xúc động về tình yêu thương người bố dành cho con giá, gia đình của mình.

Câu chuyện “Di sản của bố”
Bố mất hơn 6 năm nhưng di sản của bố để lại cho tôi thì nhiều vô kể. Thi thoảng trên dòng đời trôi nổi, khi “đụng chuyện” thì những điều dung dị ấy lúc nào cũng thay bố “giang tay” ra cứu tôi nhiều bàn thua trông thấy.
Bố là người lao động tay chân đơn thuần, đổ mồ hôi sức lực để đổi lấy cơm gạo nuôi gia đình vợ con. Có lần hai bố con đang chở nhau, thấy xe nhà tang đối diện, ông lẳng lặng tháo nón tấp xe nhường đường. Ông nói: “Đây là điều tối thiểu sau cùng mà con người có thể dành cho nhau”.

Chạy xe ngoài đường thì thôi, chứ về tới của là ông tắt xe máy rồi dắt bộ vào trong. Bố nói về nhà là phải bình yên. Có lần bố về khuya ngang qua cây cầu nhỏ, bố thấy thằng bé ốm đói đang bị cả nhóm côn đồ vây đánh, ông liền dừng lại rút sợi dây lưng và hô lớn: “Tụi mày hèn…cả đám đánh hội đồng một đứa”. Thế rồi ông cân hết cả mấy chục thằng, sau cùng thằng nhỏ xấu số ấy được cứu.
Đúng sáng mùng một tết năm đó nó dẫn cả nhà nó đến chúc tết nhà tôi. Bố tôi phải mất một hồi lâu để ngồi bần thần nhớ lại mình đã giúp gì cho cậu bé đó. Vì thực tình hành động của ông xuất phát từ trái tim trong sáng, xong rồi lại quên liền ngay sau đó. Thế là tết năm đó gia đình tôi lại có thêm một gia đình bạn mới.

Thời ấy khi xe gắn máy còn chưa phổ biến thì xe đạp là phương tiện di chuyển chính. Tối nọ, sau khi rời chỗ làm, vừa đổ dốc thì trời mưa nặng hạt, bố khoác lên mình bộ áo mưa rồi lầm lũi đi. Được đoạn, bố thấy có cặp mẹ con không có áo mưa để mặc. Nhìn thằng nhỏ thấy tội tội, không kịp suy nghĩ, ông lột ngay cái áo mưa đang mặc nhường cho mẹ con họ. Rồi bố nhấn bàn đạp cho xe lao đi vun vút.
Bố hay mua trái cây cho mẹ con tôi lắm, mỗi lần mua là chọn thứ ngon nhất. Bố mua vào sáng sớm, tình tiền rồi gửi họ giữ đến chiều tối thì đến ghé lấy mang về. Ông nói: “Bố mua buổi sáng vì sáng đồ nó tươi nhất. Với sáng người ta cũng không nói thách nhiều do ai cũng muốn mở hàng xôm tụ”.

Tôi nghe vậy cười bảo: “Dạ, nhưng nếu họ cố tình kê giá cao lên thì sao bố?”
Bố đáp: “Ừ thì bố vẫn mua chứ sao. Bố biết phải cực đến nhường nào thì người ta mới phải trườn mặt ra vỉa hè để bán dạo. Giúp được học lúc nào thì giúp, không nên mặc cả quá vì bố sợ…tội người ta!”.
Những điều tốt đẹp vụn vặt của bố chính là những hạt giống ông gieo vào cuộc sống. Giờ tôi chính là người được thụ hưởng những trái ngọt ấy. Vào đời bằng đôi bàn tay trắng, kỳ lạ là khi gặp khó khăn, lần nào tôi cũng như được quý nhân phù trợ. Có khi biết họ là ai, có khi không, nhưng mỗi lần như vậy tôi thường ngước mặt lên trời và thầm cảm ơn bố, cảm ơn di sản của bố để lại. Cảm ơn thật nhiều người đàn ông vĩ đại trong đời tôi!
Bùi Quang Minh
Xem thêm: Cha mẹ nhất định phải dạy con 3 nguyên tắc này để trẻ tự cứu lấy mình khi bị bắt nạt
Đọc thêm
“Tránh chiếc áo từ bi” là một câu chuyện xưa, nhắc nhở mọi người nên cẩn trọng với lời nói, hành động của mình, nhất là đứng trước thiện ác thật giả ở đời.
“Xin đừng phóng sinh” là câu chuyện khiến bạn phải dừng lại để suy ngẫm ý nghĩa thực sự của việc phóng sinh là gì, liệu rằng hành động của bản thân có đang tiếp tay cho cái ác?
Từ một con chó hoang, chú chó Laika đã trở thành sinh vật sống đầu tiên được chọn để bay quanh quỹ đạo Trái Đất, mở ra kỷ nguyên mới cho những sứ mệnh không gian về sau do con người thực hiện.
Tin liên quan
“Chiếc áo không làm nên thầy tu” là một câu chuyện sâu sắc, đừng nhìn người qua bề ngoài để tránh những sai lầm đáng tiếc.
“Trang giấy trắng và dấu chấm đen” là câu chuyện ngắn thú vị và vô cùng ý nghĩa, hãy nhìn vào mặt tích cực để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn.
“Bài học vỡ lòng về tình đời” là câu chuyện ngắn để lại nhiều xúc cảm cho người đọc, đầu hai thứ tóc cũng chưa chắc đã hiểu hết về đời….