Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…
Cô Thư là cô ruột của chồng tôi, nhà tôi và nhà cô ngay sát cạnh nhau. Tính tình cô ấy vui vẻ, hòa đồng và đối xử rất tốt với gia đình tôi. Mỗi khi có đồ ăn ngon cô thường mang sang biếu bố mẹ tôi và hiển nhiên bố mẹ tôi cũng không quên để dành phần cho cô ấy những món ngon trong nhà.
Cô Thư từng có chồng, cả hai sống với nhau được vài năm thì chú bỏ cô đi tìm cuộc sống giàu sang khác, để lại hai mẹ con cô côi cút, nương tựa vào nhau. Dù được mọi người giới thiệu cho người này người kia, nhưng cô quyết không đi bước nữa, ở vậy nuôi con khôn lớn.
Nhưng cuộc đời thật éo le, cô Thư dốc lòng vì con, làm việc gì cũng nghĩ cho con ấy vậy mà con trai cô lớn lên, lấy vợ sinh con xong thì chẳng đoái hoài gì đến người mẹ già ở quê. Chỗ hai mẹ con sinh sống cách nhau khoảng 300 cây số nhưng cả năm hai vợ chồng con trai chẳng về thăm cô lấy một lần.

Hai năm trước, cô phát hiện bị bệnh thận rất nặng, không thể xoay xở được nên cô gọi điện cho vợ chồng con trai giúp đỡ. Nhưng các em ấy chỉ về đưa cô đi viện đúng 1 lần, từ lần đó rất ít khi gọi điện hỏi thăm, cũng chẳng biếu tiền cho mẹ chữa bệnh, xem mẹ như người dưng nước lã.
Thỉnh thoảng cô chủ động gọi điện nhờ các con đưa đi viện chạy thận thì lần nào con cô cũng bảo công việc rất bận, không sắp xếp về được. Vợ chồng tôi thương cho hoàn cảnh của cô nên hay giúp đỡ đưa cô tới viện, chủ động thăm hỏi, có món gì ngon bổ cũng mua về cho cô.
Những lần cô Thư ở viện dài này, vợ chồng tôi cũng sắp xếp công việc thay nhau chăm sóc cô. Cũng may chúng tôi làm công việc tự do nên có nhiều thời gian chăm sóc cô Thư.
Nhiều người trong xóm bảo chúng tôi lo chuyện bao đồng, cô ấy có con có cháu thì để họ tự về mà lo lấy, việc gì phải “ôm rơm nặng bụng”. Những lúc như thế chúng tôi chỉ biết cười ngượng nói là người trong một nhà, những lúc khó khăn như vậy con cháu không thể đứng ngoài cuộc được.
Hiện tại, cô Thư đã mất được hơn 1 tháng, trước lúc qua đời cô viết di chúc để lại căn nhà cho chúng tôi. Cô nói con trai và con dâu cô đối xử bạc bẽo với mẹ nên không muốn để lại bất kỳ tài sản gì cho chúng.
Giờ em họ đang tìm sổ đỏ của mẹ để đem bán, mà vợ chồng tôi lại đang cầm di chúc và sổ đỏ của cô Thư. Theo mọi người liệu tôi có nên trả lại tài sản cho con cô Thư không? Hay là cứ làm theo đúng di chúc mà cô để lại? Tôi khó nghĩ quá, không biết phải làm thế nào để hòa hợp cả về tình lẫn lý. Bởi nếu giữ tài sản thì tôi sợ bị mọi người dị nghị tham lam.
Xem thêm: Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tin liên quan
Trước mặt người lính là Tổ quốc, trong tim họ là quê hương, là gia đình, là vợ và các con. Những bức thư gửi về từ chiến trường luôn đầy ắp yêu thương và tin tưởng về ngày đoàn tụ. Họ dự liệu cả cái chết và sẵn sàng đón nhận nó nhưng vẫn đau đáu nỗi đau của người vợ ở quê nhà…
"Phòng khách sáng giàu sang, phòng thờ sáng lụn bại" - lời người xưa đã dặn tuyệt đối đừng làm trái. Phạm phải gánh không nổi hậu họa.
Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.