Dạy trẻ làm việc nhà: Tuy nhỏ nhặt nhưng ảnh hưởng đến tương lai của trẻ
Dạy trẻ làm việc nhà tưởng chừng đó là một việc rất nhỏ nhặt, nhưng nó lại ảnh hưởng đến rất lớn đến tương lai, sự thành công của trẻ.

Không dạy trẻ làm việc nhà, lớn lên con khó thành công
“Nếu hôm nay con bạn không làm việc nhà, đừng ngạc nhiên nếu sau này chúng gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp”. Đây là thông điệp đến từ Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách: How To Raise An Adult (Tạm dịch: Làm sao để con trưởng thành), đồng thời là cựu sinh viên của Đại học Stanford.
Trong một bài nói chuyện với chương trình TED Talks, Lythcott-Haims cũng nhấn mạnh về sự thay đổi từ một đứa trẻ siêng năng đến một người thành công sau này đều bắt nguồn từ việc làm việc nhà.
Khi một đứa trẻ được bố mẹ dạy làm việc nhà, tương lai chúng sẽ trở thành một người thân thiện với bạn bè, hợp tác tốt với đồng nghiệp. Khi gặp khó khăn, chúng sẽ biết cách giải quyết vấn đề và có xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách độc lập.

Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng đã phát hiện ra những tính bước ngoặt về các yếu tố thúc đẩy hạnh phúc con người. Một trong những yếu tố đó chính là những người làm việc nhà nhiều trong thời thơ ấu sẽ hạnh phúc hơn sau này.
“Bố mẹ dạy trẻ làm việc nhà như đổ rác, gấp quần áo,… trẻ sẽ dần nhận ra rằng bản thân cần phải làm việc để trở thành một phần trong cuộc sống”, Lythcott-Haims nói.
Lythcott-Haims cũng chia sẻ rằng, mình đã từng nuôi dạy 2 đứa con như thế chúng là những cây bonsai mỏng manh. Khi muốn cắt tỉa, cô luôn đảm bảo rằng mình không làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của cái cây. Nhưng theo thời gian Lythcott-Haims nhận ra rằng, con cái không phải cây cảnh, mà chúng là những bông hoa dại. Cô phải nuôi dạy chúng theo kiểu để chúng tự phát triển, tự sinh sôi nảy nở mà không cần có cô bên cạnh.
Bố mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà như thế nào?
Muốn con cái sau này có một tương lai tốt đẹp, biết cách tự lập, bố mẹ cần phải dạy trẻ làm việc nhà ngay từ khi còn nhỏ, cụ thể:
Trước 3 tuổi, trẻ cần nhận thức về việc giúp đỡ: Ở giai đoạn này, trẻ cần được bố mẹ nuôi dưỡng ý thức giúp đỡ như tự uống sữa, uống xong thì đặt bình bú vào vị trí quy định. Hay rác cần được vứt đúng quy định, vào nhà phải cởi giày và đặt ngay ngắn vào tủ,… Những hành động nhỏ này cũng được coi là một phần của việc nhà. Bạn hãy để trẻ hành thành thói quen này thì khi còn nhỏ, trong tương lai bố mẹ sẽ đỡ vẫn vả hơn nhiều khi con cái biết cách tự lập.
Từ 3 đến 7 tuổi, trẻ có thể làm một số công việc nhà đơn giản một mình: Vào giai đoạn này, trẻ cần được bố mẹ dạy cách tự mặc quần áo, mang giày và cất đồ đúng nơi quy định hoặc cho trẻ lau bàn, úp bát đĩa, tưới cây,… Những việc đơn giản, nhẹ nhàng này trẻ đều có thể tự mình làm được.

Sau 7 tuổi trẻ cần được chủ động làm việc nhà như một thói quen: Trẻ cần tự ý thức về việc nhà mình cần phải xem, xem nó như trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như ăn xong phải dọn dẹp bát đĩa, tự dọn dẹp phòng riêng, tự tắm rửa thay đồ,…
Có một điều mà bố mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ làm việc nhà đó là khi trẻ chưa làm tốt thì cũng đừng vội chỉ trích mà thay vào đó là giải thích, hướng dẫn cho trẻ hiểu. Chỉ khi bố mẹ khen ngợi vừa đủ việc trẻ làm, thì con trẻ mới có sự tự tin và động lực để tiếp tục. Đừng để trẻ nghĩ rằng, bố mẹ can thiệp vào vì cho rằng con cái làm không tốt, mọi kết quả cần được tích lũy từng chút một. Bố mẹ cần phải có sự kiên nhẫn và tin tưởng vào con mình.
Việc nhà tuy không quan trọng bằng việc học nhưng nếu dạy trẻ làm việc nhà từ sớm, nó sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của trẻ sau này như học tập, công việc,…Vì vậy, bố mẹ cần trau dồi ý thức làm việc nhà cho trẻ ngay từ bây giờ!
Xem thêm: Cha mẹ kiên trì làm 8 điều này mỗi ngày trẻ lớn lên sẽ tài trí hơn người
Đọc thêm
“Cậu bé cứu cá” là câu chuyện ngắn sâu sắc về giáo dục con trẻ, giáo dục chân chính là giáo dục tâm hồn con người chứ không phải là tích lũy tri thức một cách thụ động.
Mùa hè nắng nóng đã tới cũng là thời điểm mà nguy cơ cháy nổ tăng cao. Để đảm bảo con trẻ được an toàn một cách chủ động, các cha mẹ hãy kịp thời trang bị cho con 7 kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn dưới đây.
Việc cho người khác mượn đồ là điều rất bình thường, nhưng có những món đồ nếu cho mượn thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là 4 thứ cổ nhân khuyên bạn không được cho người khác mượn.
Tin liên quan
"Nhìn thấy các em bật ra ngôn ngữ hay tự ăn được cơm là hạnh phúc vô cùng", đó là cảm nhận của thầy Quanh sau 8 năm "đưa đò" trẻ tự tử.
Mùa hè nắng nóng đã tới cũng là thời điểm mà nguy cơ cháy nổ tăng cao. Để đảm bảo con trẻ được an toàn một cách chủ động, các cha mẹ hãy kịp thời trang bị cho con 7 kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn dưới đây.
Việc cho người khác mượn đồ là điều rất bình thường, nhưng có những món đồ nếu cho mượn thậm chí sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây là 4 thứ cổ nhân khuyên bạn không được cho người khác mượn.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.