Cổ nhân nói: “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ”, vì sao?
Cổ nhân nói “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ”, quan niệm này của người xưa từ đâu mà có? Đến ngày nay câu nói này có còn giá trị hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tại sao cổ nhân nói: “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ”
Cửa được ví như bộ mặt của một ngôi nhà. Bởi nó là nơi tụ tài lộc, đón tài lộc đến với gia đình. Vì vậy, người xưa xây nhà rất chú trọng đến việc làm cửa cổng. Tuy nhiên, họ không bao giờ xây dựng hai cửa hay cổng lớn, bởi nó có thể làm tiêu tán tiền tài, lộc lá của gia đình. Cũng chính vì thế mà cổ nhân nói: “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ”.
Nhắc đến vấn đề cổng cửa của những ngôi nhà ngày xưa, có người nói rằng: Những ngôi nhà đó vẫn có những cửa khác dẫn ra bên ngoài, vậy có phải vi phạm lời người xưa nói hay không?
Những ngôi nhà cổ ngày xưa có nhiều cửa, nhưng đó chỉ là những cánh cửa nhỏ, được gọi là cửa hông, cửa hậu chứ không phải là cửa lớn. Nên dù có nhiều cửa, những ngôi nhà này vẫn không vi phạm quan niệm của cổ nhân.

Ngoài ra, theo người xưa nhà có hai cửa có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận. Một cửa đi vào và một cửa đi ra. Trong những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào bằng các cửa khác nhau nhằm tránh sự lúng túng do gặp gỡ. Tuy nhiên, sự qua lại tránh né chỉ là tạm thời. Bởi điều này sẽ khiến cho mối quan hệ của thành viên trong gia đình ngày càng mâu thuẫn, bất hòa mà thôi.
Người xưa luôn đề cao sự yên ấm, hòa thuận của gia đình. Bởi đó là nền tảng để gia đình phát triển hưng vượng. Nên nếu một gia đình thường xuyên lục đục, mọi người không nhìn mặt nhau thì khó mà phát triển được. Chính vì thế, cổ nhân mới cho rằng một nhà không nên xây hai cửa, để các thành viên không tránh né nhau, mỗi người đi một cửa.
Giải thích câu cổ nhân nói: “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ” theo cách hiểu ngày nay
Ngày nay, câu nói: “Một nhà có hai cửa, tiền tài khó giữ” được giải thích dựa trên cơ sở khoa học, logic hơn là: Nếu nhà có hai cửa, khi có trộm chúng sẽ có thêm một lối thoát. Nếu gia đình có ít người, không có bảo vệ canh cửa thì việc bọn trộm vào hoành hành rồi tẩu thoát sẽ rất dễ dàng. Cuối cùng, người chịu thiệt vẫn là gia chủ, vì vừa mất của cải lại vừa nguy hiểm đến tính mạng.

Vì những lý do đó mà từ xưa đến nay, khi xây nhà người ta rất kỵ xây hai cửa. Thậm chí ngày nay, việc xây thêm những cửa nhỏ cũng không được khuyến khích.
Xem thêm: Cổ nhân dặn: “Phòng khách không treo tranh tổ tiên, trong vườn không dựng lang nha bổng”, tại sao?
Đọc thêm
Cổ nhân nói “Tay nam một đường thành vàng bạc, tay nữ một đường bỏ người nuôi”, đại ý nói về đường chỉ tay thể hiện vận mệnh của một người. Vậy thâm ý của người xưa trong câu nói này là gì?
Cổ nhân từng dạy rằng: "Miệng hùm, mắt phu tử, tiền tài như nước", vậy thì "mắt phu tử" là nói về cái gì và có ý nghĩa ra sao? Cùng tham khảo nội dung dưới đây để biết được câu trả lời.
Cổ nhân nói “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”, thâm ý của người xưa trong câu nói này là gì? Đến nay, câu nói này có còn giá trị hay không?
Tin liên quan
Lời dạy của cổ nhân là kho tàng quý báu về cách đối nhân xử thế mà các bậc hiền nhân thông thái để lại cho hậu thế. Đời người cần phải thấu rõ 4 lời dạy này, bằng không cuộc sống mãi lận đận, khó làm nên đại sự
Những câu cổ nhân nói đều là những bài học đắt giá về cách ứng xử dành cho hậu thế. Nếu đọc và thấu hiểu những điều này, ắt sẽ thành tài, cuộc đời thông thuận.
Cổ nhân dặn trong nhà có 2 thứ đại kỵ khi bài trí nhà cửa, nếu không để ý những điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vận khí gia đình. Tại sao cổ nhân lại nói như vậy? Liệu câu nói này còn giá trị cho đến ngày nay không?