Chồng cũ của mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Người đàn ông ây không chỉ là chồng cũ của mẹ tôi mà còn là người bạn tri giao của bố tôi, là người thân trong gia đình tôi…thật kỳ lạ!

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẹ tôi và bố tôi đến với nhau khi cả hai đều có người cũ của riêng mình. Chỉ khác là vợ cũ của bố mất sớm, còn chồng cũ của mẹ thì vẫn còn. Có lần mẹ tâm sự, thực ra giữa mẹ và người chồng trước vẫn thương nhau lắm, nhưng do mấy người nhà bên chồng quá quắt quá nên mẹ mới bỏ đi về ngoại, mẹ ở vậy mấy năm sau thì gặp bố tôi rồi nên duyên vợ chồng.

Chia tay rồi nhưng các cụ văn minh lắm, ông với bố mẹ tôi trở thành những người bạn thân hữu của nhau. Chồng cũ của mẹ tôi sống tự do lắm, ông làm nghề thủ công mỹ nghệ, lại thích xê dịch nên cứ đi đây, đi đó suốt ngày. Vừa tài hoa lại vừa vui tính nên ông đến nơi nào cũng được người ta yêu quý, mua hết những sản phẩm do ông làm ra. Khi ông còn sống, tôi thấy cứ thi thoảng ông lại sang nhà tôi chơi, uống rượu với bố. Hai người ngồi mâm cơm trên, còn mẹ với anh em chúng tôi ngồi mâm dưới. Bố với chồng cũ của mẹ nói chuyện rất hợp, nhìn vào ai cũng nghĩ hai người là tri kỷ của nhau. Sau này tôi hỏi bố, trong câu chuyện của hai người có bao giờ nói về mẹ không, bố trả lời “không”. Bố bảo, cả hai người đàn ông lấy một người phụ nữ, ông thì hai mà bà chỉ có một, có nói nhiều cũng thành được hai bà đâu.

Bố tôi làm mộc, ông cũng là một thợ mộc có tiếng trong vùng, khách đến đặt hàng rất nhiều. Khách qua nhà thấy có một ông đan hàng thủ công mỹ nghệ trong nhà, thế là họ cũng đặt hàng của ông. Cứ thế hai ông làm cùng nhau, ông đan ông đục. Có thời điểm hàng nhiều, ông ở lại nhà tôi rất lâu. Hai ông cùng làm, cùng nói chuyện, thi thoảng lại còn hát cùng nhau. Cũng nhiều lần bố tôi tính làm mai cho ông vài cô trong vùng, nhưng ông không chịu. Ông nói, đời ông thích đi đây đi đó, lấy vợ làm gì cho khổ người ta.

Ông đi khắp nơi, mỗi vùng ông tá túc ít tuần, rồi lại khăn gói đi nơi khác. Ông xem nhà tôi là nơi trở về. Mỗi lần về ông lại mang về rất nhiều đặc sản để thiết đãi cả nhà. Mẹ tôi kể rằng, trước khi sinh anh trai tôi, ông đoán được ngày sinh nên dù đang ở xa ông cũng tức tốc về cho kịp ngày. Lúc qua nhà tôi ông còn mang theo một bao gạo to và một túi cá, vì thời đó nhà tôi thiếu thốn lắm.

Ông nói với bố tôi: “Anh muối chỗ cá này đi, để lâu kẻo hỏng. Với gạo thì đem để trên cao cho khỏi mốc. Thằng này con ông nhưng cũng là con tôi. Chăm sóc con tôi cho tốt vào đấy nhé!”. Hai ông cứ thế cười khà khà, chẳng gợn tí ghen tuông nào. Lần đó đưa đồ xong ông đi rất vội, nhưng không lâu sau lại quay về.

Chong-cu-cua-me-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Khi tôi lớn, có lần tôi tò mò hỏi mẹ vì sao ông với mẹ lại chia tay. Mẹ nhớ lại đoạn ký ức lúc ấy, vừa kể vừa khóc, đó là nỗi ân hận của mẹ. Ngày đó khi ông phát bệnh trầm cảm, mấy người nhà ông chiếm hết đất đai, nhà cửa, đuổi mẹ tôi ra khỏi nhà. Thế là mẹ đành lòng dứt áo ra đi. Đến khi ông khỏi bệnh tìm mẹ thì mẹ đã có bố tôi rồi. Tôi nghe mẹ nói xong thực sự cũng không biết lúc đó họ cảm thấy thế nào khi gặp lại. Có những điều thuộc về người lớn, nằm trong quá khứ mà tôi nghĩ phận làm con cái như tôi không nên lục lại. Chỉ biết rằng mẹ có nói với bố về những chuyện đã xảy ra, chính bố là người muốn chồng cũ của mẹ về nhà chơi như một người bạn, một người thân trong gia đình. Cứ thế, họ vượt qua những trở ngại trong cuộc sống và tình đời để hồn nhiên sống như những người bạn thân tình. Kể từ đó, gia đình tôi có thêm một thành viên – chồng cũ của mẹ, thật là kỳ nhỉ!

Cả đời ông rong ruổi, ông nói cứ đi đi, chết thì có người đóng quan tài cho rồi (hàm ý là bố tôi đóng), còn người đội tang thì không cần thiết lắm, bởi sống để thương là đủ, chứ sống mà không thương khi chết đi có khóc thì cũng ích gì.

Rồi một ngày ông mất, mẹ tôi đội khăn xô, chảy nước mắt trong cái đám tang vắng vẻ, lành lạnh của ông. Tiễn ông đi rồi, có một người đàn ông ngồi lặng lẽ rất lâu trước hiên nhà. Tôi hiểu sự im lặng đó là sự im lặng của một người vĩnh viễn mất đi một người bạn tốt, một người tri kỷ. Và rồi thời gian cứ vậy trôi đi, bố tôi cũng như ông, đi đến cái đích của hành trình định mệnh.

Hôm nay tôi ngồi viết những dòng này là để tưởng nhớ đến hai thành viên quan trọng trong gia đình và cũng là hai người đàn ông quan trọng trong cuộc đời mẹ tôi. Tôi viết như một lời cảm ơn người đó vì đã tặng cho mọi người, cho tôi một câu chuyện đời về cách sống, cách yêu thương, cách cho và cả cách quên.

Có những điều đẹp hơn cả tình yêu, tồn tại cùng tình yêu, mãi mãi…

Sưu tầm

Xem thêm: Người thầy đáng kính – Câu chuyện nhân văn xúc động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Lễ Vu lan báo hiếu nhưng thay vì hiếu thảo với mẹ, những đứa con của bà Phúc lại đi chùa lễ Phật, để người mẹ già lủi thủi một mình.

Những đứa con “hiếu thảo” - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Một người thầy đáng kính là người hiểu được rằng, giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!

Người thầy đáng kính – Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Chỉ là một chuyện nhỏ thôi, nhưng giờ tôi mới thấm thía sao bà Tư bánh lọt được mọi người quý mến và yêu thương đến vậy.

Bà tư bánh lọt – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Người xưa nói, nghe thanh sắc âm điệu của đàn bà sẽ biết họ là người thế nào còn xem cách đàn ông giữ và tiêu tiền sẽ biết tấm lòng họ đến đâu.

Cổ nhân dạy: 'Xem tiền hiểu lòng đàn ông, nghe nói biết nết đàn bà'
0 Bình luận

Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những "nỗi khổ riêng", vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người.

Cổ nhân dạy: 'Nhìn thấu là thông minh, không nói là trí tuệ'
0 Bình luận

Cổ nhân xưa đã trải nghiệm cuộc sống rất nhiều nên đã đúc kết ra nhiều triết lý sâu sắc. Một trong số đó là đạo hiếu với cha mẹ.

Cổ nhân răn dạy: 'Đối xử với cha mẹ 2 lượng, con cháu trả lại 1 cân'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

PC Right 1 GIF
Đề xuất