Chén nước mắm của mẹ chồng - Câu chuyện đời sống đáng suy ngẫm

 Tôi cự nự mẹ chồng, rồi nhanh tay đổ chén mắm vô bồn rửa. Chỉ vì cái sự tiết kiệm thái quá của bà mà giờ vợ chồng tôi lớn tiếng với nhau.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi nhận được tin tháng sau mẹ chồng dọn lên ở cùng gia đình mình. Cô em chồng bất ngờ lên xe hoa ở tuổi đôi mươi nên căn nhà thênh thang ở quê chỉ còn lại mẹ chồng. Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà, sớm muộn gì tôi cũng phải sống chung với mẹ chồng, nhưng không ngờ lại sớm như vậy, nhất là khi tôi mới sinh em bé được 2 tháng, con đang dần quen nếp ăn nếp ngủ. 

Tôi lo những quan điểm khác nhau về việc nuôi dạy con sẽ khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu sóng gió. Vậy mà bà lại rất hợp tác, hỗ trợ tôi chính xác tới từng giờ ăn giấc ngủ của con khi tôi vắng nhà.

Bà hay thích bế Dâu và rung để dỗ cháu nín khóc. Tôi giải thích rằng việc đó có thể gây tổn thương cho não. Bà điều chỉnh lại ngay. Khi Dâu uống sữa, tôi muốn con tập trung nên nhắc bà hạn chế nói chuyện hay cười đùa với cháu. Thật may cho tôi, có được bà mẹ chồng tâm lý, không phật lòng trước mỗi lời góp ý.

Chỉ có việc ngồi ăn cơm với bà là tôi không thể chịu nổi. Bữa nào bà cũng phải có một chén nước mắm, dù mâm cơm toàn món kho hay canh mặn. Còn tôi, hễ ngửi thấy mùi mắm là buồn nôn. Từ khi bà đến ở chung, nhà tôi có thêm chai nước mắm trong tủ bếp - loại nước mắm đậm mùi khiến việc ngồi ăn với mẹ chồng trở nên ám ảnh.

chen-nuoc-mam-cua-me-chong--cau-chuyen-doi-song-dang-suy-ngam-86

Mỗi lần bà gắp đồ ăn là bàn tay run. Sự lóng ngóng, vụng về do căn bệnh Parkinson đã khiến nước mắm bắn tung tóe ra mâm. Có lần bà còn làm mắm vẩy lên quần áo và tóc tôi. Tôi chạy vội vào nhà vệ sinh, lột từ đầu tới chân, cho ra tất tần tật những gì còn sót lại trong bao tử. Kể từ lần đó, tôi lấy cớ tan làm về muộn để không ngồi ăn cơm chung với bà.

Đợt này, chồng tôi không còn phải đi công tác nữa. Anh ở nhà nhiều hơn, đồng nghĩa tối đến 3 mẹ con sẽ ăn cơm cùng nhau. Tôi đang loay hoay thay đồ thì bỗng nghe tiếng chồng lớn tiếng từ phòng ăn: “Vợ, sao lại để chén nước mắm cũ này trong mâm?”. Tôi chạy ra, nhìn mâm cơm.

Hóa ra mẹ chồng vẫn để lại chén nước mắm lẫn lộn lá rau, vụn trứng, cả hạt cơm từ bữa trưa. Cơn buồn nôn cộng với sự bực tức khi bị chồng trách cứ trào lên tận họng. 

“Con nói bà bao nhiêu lần là bà đổ chén nước mắm cũ đi. Chén này sao còn ăn được mà bà còn để lại?”. Tôi cự nự mẹ chồng, rồi nhanh tay đổ chén mắm vô bồn rửa. Chỉ vì cái sự tiết kiệm thái quá của bà mà giờ vợ chồng tôi lớn tiếng với nhau. Mẹ chồng tôi đứng ngẩn người. Bà chưa bao giờ vứt thứ gì, dù cho hằng ngày bà phải ăn đi ăn lại tới phát ngán.

“Phí phạm quá! Chén đó mẹ để mai trộn với rau và cơm ăn mà”. Bà chép miệng rồi bỏ vào phòng. Vợ chồng tôi tròn mắt nhìn nhau. Nhà mình có để mẹ thiếu thốn thứ gì đâu mà chỉ vì chén nước mắm cũ, bà lại buồn đến vậy.

Chồng kể ngày xưa nhà nghèo rớt, ba là thương binh nặng nên mình mẹ gồng gánh, buôn bán ngược xuôi để nuôi 5 chị em. Tới thời chồng tôi, gia đình đã khá giả hơn chút vì được bồi thường đất ruộng. Các chị kể lại, mẹ toàn ăn cơm chan mắm để nhường thịt cá cho các con.

Nhìn tấm lưng cong cong của bà trong bếp, lòng tôi chùng xuống. Những ngày vất vả để nuôi con khôn lớn đã hằn sâu vào nếp sống của bà, nên đến tận bây giờ bà vẫn chắt chiu. Phận làm con, tôi mong bà đừng tự hà khắc với chính mình mà hãy tận hưởng cuộc sống an nhàn bên con cháu trong những năm tháng cuối đời.

(Theo Phunuonline)

Xem thêm: Người không thể bị bắt nạt trên đời này là ai? - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Khi còn nhỏ, tôi và em trai hay cãi lộn. Mỗi lần như vậy, mẹ tôi thường bảo: "Con lớn hơn phải nhường em".

Công bằng từ yêu thương - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Bà nội tôi không biết nhiều chuyện cổ tích. May cho bà, vì tôi là đứa trẻ không mê chuyện xa xưa đó. Ngược lại, tính tôi tò mò còn bà thì hoạt ngôn, hỏi gì bà cũng trả lời được.

Thằn lằn bỏ đuôi - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Lần nọ tôi gọi taxi đưa con chó đi khám bệnh. Vì nó ho rất nặng nên gây chú ý cho người tài xế...

Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận


Bài mới

Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đề xuất